- Lừa đảo chứng khoán: mọi hành vi phạm các quy định pháp luật nhằm lừa dối hoặc lợi dụng nhà đầu tư đều bị coi là lừa đảo.
Đối với phương thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải, hiện nay, tại Điều 37 Luật Chứng khoán về thẩm quyền của Sở giao dịch chứng khoán, Trung
Điều 37 Luật Chứng khoán về thẩm quyền của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán có quy định: “8. Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán”. Như vậy, khác với quy định tại Nghị định 48/1998/NĐ- CP và Nghị định 144/2003/NĐ-CP, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước không còn là cơ quan có chức năng hoà giải các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thị trường chứng khoán. Mặt khác, phạm vi hoà giải của Sở giao dịch chứng khoán, Trung
tâm giao dịch chứng khoán cũng chỉ giới hạn trong các tranh chấp "theo yêu cầu của thành viên giao dịch" và chỉ đối với các "tranh chấp liên quan đến hoạt động của thành viên giao dịch" và chỉ đối với các "tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán." Như vậy, nếu có tranh chấp giữa nhà đầu tư và các thành viên liên quan đến giao dịch chứng khoán và phát sinh nhu cầu hoà giải thì không thể yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán đứng ra làm trung gian hoà giải. Quy định này là quá hạn hẹp so với thông lệ pháp luật quốc tế. Ví dụ, tại Điều 201 Luật Chứng khoán Thái Lan quy định: "Trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến việc mua hoặc bán các chứng khoán được niêm yết tại Sở giao dịch dù giữa các thành viên hoặc giữa thành viên với khách hàng, hai bên tranh chấp có thể nộp đơn lên Sở giao dịch xin hội đồng trọng tài giải quyết."