- Lừa đảo chứng khoán: mọi hành vi phạm các quy định pháp luật nhằm lừa dối hoặc lợi dụng nhà đầu tư đều bị coi là lừa đảo.
Theo thống kê tại các thị trường chứng khoán thế giới, giá trị các giao dịch xuyên biên giới ngày càng gia tăng Chỉ tính riêng tại Mỹ, giá trị các giao dịch
xuyên biên giới ngày càng gia tăng. Chỉ tính riêng tại Mỹ, giá trị các giao dịch này tới đầu năm 2004 đã đạt doanh số 320 tỷ đô la Mỹ, tăng so với 15 tỷ đô la Mỹ năm 1990, và giá trị chứng khoán phát hành ở nước ngoài vào năm 2002 cũng đã đạt 1.200 tỷ đô la Mỹ, gấp 4 lần so với năm 1991. Tại các Sở giao dịch chứng khoán Mỹ có tới hơn 1.300 công ty nước ngoài niêm yết, gấp 3 lần so với năm 1991. Trong khi đó, các công dân Mỹ đã nắm giữ một lượng cổ phiếu nước ngoài có giá trị tới 1.500 tỷ đô la Mỹ, so với 291 tỷ đô la Mỹ vào năm 1991. Ngược lại, cổ phần của người nước ngoài trong các công ty đại chúng của Mỹ là khoảng 1.400 tỷ đô la Mỹ, tăng so với năm 1991 là 300 tỷ đô la Mỹ [93]. Sự hội nhập kinh tế – tài chính càng trở nên quan trọng hơn đối với các quốc gia đang phát triển và trong thời kỳ chuyển đổi. Điển hình là Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện chính sách cải tổ nền kinh tế, trong đó điểm mấu chốt là cải tổ lại hơn 300.000 doanh nghiệp nhà nước. Để thực hiện kế hoạch này, Trung Quốc đã phát hành một lượng cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp khổng lồ ra nước ngoài, trong đó trọng tâm là thông qua phát hành trực tiếp hoặc niêm yết trên các thị trường chứng khoán của Mỹ hoặc Hồng Kông. Tạp chí Week Business ra ngày 29 tháng 8 năm 1997 đã thống kê rằng, Trung Quốc sẽ thực hiện ít nhất khoảng 350 đợt phát hành mỗi năm trên các thị trường nước ngoài trong vòng 10 năm từ 1997-2007. Chỉ tính riêng năm 1997, Trung Quốc đã huy