- Lừa đảo chứng khoán: mọi hành vi phạm các quy định pháp luật nhằm lừa dối hoặc lợi dụng nhà đầu tư đều bị coi là lừa đảo.
Đối với các ngân hàng thương mại: trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam thì cho vay luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng
ngân hàng thương mại Việt Nam thì cho vay luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất và mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ, trung bình khoảng 4,8% trong tổng tài sản. Hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại Nhà nước chủ yếu là mua tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Chính phủ và góp vốn liên doanh với các ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng khác. Một trong những lý do quan trọng là do luật pháp hiện nay chưa cho phép các ngân hàng thương mại tham gia thị trường giao dịch chứng khoán như những nhà đầu tư có tổ chức, song nếu như được phép thì khả năng tham gia của các tổ chức này cũng rất hạn chế. Với quy mô nguồn vốn và chất lượng tín dụng thấp hiện nay, các ngân hàng thương mại khó có thể đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của doanh nghiệp và chống chọi với rủi ro của chính hoạt động ngân hàng khi mức độ thị trường hoá tài chính cao hơn. Vì vậy, nếu mất đi sự “bảo trợ” của Nhà nước, các ngân hàng thương mại Nhà nước sẽ khó có khả năng tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Công ty bảo hiểm: theo quy định tại Nghị định 43/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Kinh doanh bảo hiểm, việc 1/8/2001 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Kinh doanh bảo hiểm, việc đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của kinh doanh bảo hiểm bị giới hạn trong các lĩnh vực sau: mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế; mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh. Riêng đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm; kinh doanh bất động sản, cho vay, uỷ thác đầu tư qua các tổ chức tài chính - tín dụng tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Tỷ lệ này lần lượt là 50% và 40% đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.