Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở một số doanh nghiệp lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại công ty nano thái nguyên (Trang 39 - 43)

5. Kết cấu luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở một số doanh nghiệp lớn

1.2.1.1. Kinh nghiệm của tập đoàn Samsung - Công ty Samsung Vina Electronics

Hiện tại Samsung là tập đoàn tài chính lớn nhất Hàn Quốc. Tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu của Samsung chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc, đóng góp 17% GDP cho Nam Hàn, nổi tiếng với 3 ngành kinh doanh chính là điện máy, hóa chất và xây dựng.

Samsung đã đầu tư rất lớn vào 2 khu công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam là Samsung Bắc Ninh và Samsung Thái Nguyên. Với mục tiêu phát triển mạnh thương hiệu và kinh doanh trên toàn quốc, Samsung đã bổ sung nhiều nhân sự chất lượng ở nhiều bộ phận cũng như các ngành hàng khác nhau, từ cấp bậc quản lý cấp cao cho đến cấp chuyên viên Kinh doanh và Tiếp thị. Cơ hội làm việc với Samsung hầu như luôn mở ra cho mọi ứng viên tiềm năng và tài năng đến từ khắp mọi miền đất nước. Chính vì thế, Samsung hiện nay luôn là điểm đến ưa thích và cũng là một trong số những lựa chọn hàng đầu của rất nhiều ứng viên.

Thời gian qua, Samsung đã phát triển hai chương trình lớn, chủ yếu tập trung vào đối tượng sinh viên đang chuẩn bị tốt nghiệp hoặc vừa tốt nghiệp tại các trường Đại Học trên toàn quốc. Đầu tiên là chương trình Thực Tập Sinh, sẽ tuyển chọn 10 - 15 sinh viên. Kế đến là chương trình Quản Trị Viên Tập Sự thường gọi tên là Samsung Asia Elite (SAE) với số lượng tuyển chọn từ 8 - 10 sinh viên. Các chương trình này thu hút lao động có chất lượng cao cho công ty. Ngoài yêu cầu các kỹ năng trong công việc, nhân sự Samsung được yêu cầu phải có các kỹ năng mềm như thuyết phục, giao tiếp và giải quyết vấn đề.

Bên cạnh đó, ngoài công việc kinh doanh hàng ngày, Samsung cũng có nhiều hoạt động văn hóa và xã hội trong công ty nhằm tạo một môi trường lành mạnh và thú vị cho tất cả mọi người. Nhân viên Samsung sẽ tham gia các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao tinh thần làm việc và sáng tạo của mỗi cá nhân.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của tập đoàn công nghệ thông tin và viễn thông FPT

FPT là tập đoàn công nghệ thông tin và viễn thông hàng đầu Việt Nam; theo quan điểm của các nhà lãnh đạo FPT để phát triển ngày càng mạnh mẽ thì nguồn nhân lực là vấn đề cốt yếu, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. FPT đã mở ra trường đại học FPT để đào tạo nguồn nhân lực cho chính công ty bên cạnh việc tuyển dụng nhân sự cao cấp. Như năm 2013,đại học FPT đã giúp FPT Software đào tạo khoảng 800 kỹ sư cầu nối với trình độ tiếng Nhật tối thiểu đạt bậc 2. Để đáp ứng nhu cầu lớn về nhân lực cho các dự án từ Nhật Bản, FPT Software cũng đã hoạch định mở cơ sở đào tạo 1.000 kỹ sư cầu nối tại Đà Nẵng. Đây là sáng tạo mới của Tập đoàn FPT để một người không biết tiếng Nhật, sau 9 tháng có thể tốt nghiệp chương trình, đạt được trình độ tiếng Nhật bậc 2.

Ở các thị trường khác, FPT tiến hành “chuẩn” hóa nhân lực bằng việc yêu cầu nhân viên tham gia toàn cầu hóa phải nâng cao trình độ ngoại

ngữ.Sau thời gian nhất định, một số nhân viên sẽ được đào tạo để trở thành “chuyên gia trong lĩnh vực” của mình. Cùng với đó, FPT cũng chiêu mộ nhân sự quốc tế từ các nước như Ấn Độ, Malaysia...

Công tác tuyển dụng của tập đoàn FPT được đánh giá là có hiệu quả ở Việt Nam. Các thông báo tuyển dụng được phổ biến rộng rãi toàn quốc, thu hút được sự quan tâm của đông đảo lực lượng lao động. FPT cũng yêu cầu nhân sự với trình độ cao để đáp ứng yêu cầu của công ty.

Chế độ lương thưởng ở FPT được đánh giá tốt, phù hợp với công việc, trình độ và đóng góp của nhân viên

1.2.1.3. Kinh nghiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện là một trong số các tập đoàn kinh tế có quy mô lớn nhất Việt Nam. Trong những năm qua, EVN đã tập trung phát huy tiềm năng, lợi thế, huy động nguồn lực để phát triển. Một trong những điểm tạo ra thành công của EVN thời gian qua là vấn đề PTNL, coi nhân lực là “nguồn vốn quý nhất”. Một số kinh nghiệm nổi bật của EVN về PTNL là:

- Coi trọng công tác hoạch định, xây dựng kế hoạch, chiến lược để PTNL EVN đã tiến hành thực hiện một số hoạt động liên quan tới nội dung hoạch định PTNL, trong đó tập trung vào những nội dung rất cụ thể, thiết thực mang tính dài hạn. Năm 2003, EVN đã lập quy hoạch tổng thể đào tạo phát triển nguồn nhân lực và triển khai xây dựng Chiến lược tổng thể phát triển nhân lực. Tại Tổng Công ty, trên cơ sở chiến lược, kế hoạch phát triển SXKD điện và kết quả đánh giá tổng quan yêu cầu đào tạo ở các lĩnh vực chủ yếu. Tại các đơn vị, trên cơ sở đánh giá bằng phương pháp dự báo qua kinh nghiệm và thống kê đăng ký từ các bộ phận. Theo đó, kế hoạch PTNL ở các đơn vị cấp 2 và các đơn vị trực thuộc chủ yếu là kế hoạch đào tạo mới cho các công trình điện chuẩn bị đưa vào vận hành.

- Chú trọng, thực hiện tốt công tác quản lý nhân lực cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.

Với quy mô nhân lực lớn, cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực hết sức đa dạng, nhiều tầng, bậc khác nhau nên EVN coi trọng việc quản lý toàn diện nhân lực theo kiểu hỗn hợp, trực tuyến, trong đó phân công một lãnh đạo trực tiếp phụ trách. Về quản lý số lượng và cơ cấu, EVN lựa chọn một số lĩnh vực quan trọng cần sử dụng nhiều nhân lực để thực hiện điều chuyển một cách hợp lý, bảo đảm khâu phân phối và kinh doanh điện luôn đạt trên 42% tổng số lao động. Nhờ vậy,vừa bảo đảm cho hoạt động sản xuất trực tiếp được quan tâm vừa thu hút được đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ cao. Bên cạnh đó,lãnh đạo EVN cũng rất chú ý đến việc quản lý chất lượng nhân lực, thường xuyên triển khai các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để người lao động được nâng cao trình độ, hoàn thiện kỹ năng, bảo đảm sức khoẻ. Hiện nay, EVN có trên 31,8% lao động đạt trình độ từ cao đẳng trở lên; 12% có trình độ trung cấp chuyên nghiệp và 49,8% có trình độ công nhân kỹ thuật.

Công việc trẻ hóa nhân lực cũng được quan tâm. Hiện nay, EVN có tuổi đời bình quân là 31, trong đó độ tuổi từ 30-39 chiếm đa số, ước đạt: 33,04%. Đây là một cơ cấu lao động tương đối trẻ so với nhiều TĐKT trong và ngoài nước.

-Ưu tiên công tác đào tạo mới, bồi dưỡng, hoàn thiện kỹ năng cho người lao động, coi đây là khâu đột phá trong chiến lược PTNL

Công tác đào tạo mới nhân lực của EVN được thực hiện chủ yếu ở 4 trường đào tạo trực thuộc Tập đoàn, với 13 chuyên ngành đại học, 17 chuyên ngành cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật, hàng năm tốt nghiệp vào khoảng 15 nghìn người,cơ bản cung cấp đủ nhân lực cho hoạt động SXKD. Ngoài ra, các đơn vị SXKD điện còn chủ động đào tạo nhân lực vận hành ngay sau khi tuyển dụng. Nhân lực của EVN hiện nay chủ yếu được đào tạo tại các trường đại học có chất lượng trong nước, một bộ phận cán bộ kỹ thuật được đào tạo ở nước ngoài. Những năm gần đây, Tập đoàn đã tài trợ

cho chương trình “Đào tạo tài năng” ngành điện lực với sự tham gia của một số trường đại học nước ngoài. Nhiều cán bộ, công nhân viên của EVN được tu nghiệp ở các nước có trình độ tiên tiến.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho công ty cổ phần Nano Thái Nguyên trong công tác phá t triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại công ty nano thái nguyên (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)