Xây dựng chính sách động viên khuyến khích, thu hút nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại công ty nano thái nguyên (Trang 104 - 108)

5. Kết cấu luận văn

4.2.7. Xây dựng chính sách động viên khuyến khích, thu hút nguồn

Hiện nay, Công ty cổ phần Nano Thái Nguyên đang thực hiện một số quy chế, quy định nhằm tạo động lực cho người lao động thông qua chính sách, chế độ khuyến khích về mặt vật chất như tiền lương, khen thưởng, phúc lợi…

Tiền lương, tiền thưởng còn đánh giá chưa công bằng, vẫn dựa trên đánh giá chủ quan của người quản lý, chưa đánh giá thực chất trên hiệu quả công việc của từng nhân viên. Do đó, công ty cần cải tiến chế độ thù lao và đãi ngộ để đảm bảo tính công bằng cho nhân lực trong công ty và thu hút nhân lực từ bên ngoài công ty.

Công ty cần bổ sung bảng đánh giá thành tích công việc vào quy trình xét lương, thưởng cho nhân viên. Xây dựng bảng hệ số hoàn thành công tác đối với mỗi cấp độ hoàn thành công việc.

Phân chia nguồn nhân lực công ty theo từng cấp độ, ví dụ như: nhân viên cấp 1, cấp 2, quản lý cấp 1, cấp 2… Từ đó công khai, minh bạch các khoản phụ cấp đối với từng cấp độ. Các khoản phụ cấp nên được hưởng công bằng, quy định rõ ràng trong bảng hệ thống lương như: phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại, phụ cấp làm đêm, phụ cấp khu vực…

Cân đối lại hệ số hoàn thành công tác bởi vì hệ số này có ảnh hưởng lớn tới các khoản thu nhập của nhân viên công ty. Việc này giúp nhân viên có thành tích tốt và xuất sắc cảm thấy thỏa mãn về vật chất cũng như tinh thần; nhân viên có thành tích yếu kém cũng sẽ có động lực hơn trong công việc để hoàn thành tốt công việc của mình.

Việc xem xét nâng lương nên được đánh giá định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo tính kích thích hiệu quả công việc. Đánh giá xem xét nâng lương phải phụ thuộc vào năng lực công tác, đóng góp của nhân viên trong hoạt động của công ty.

Nếu thực hiện tốt các giải pháp đã nêu sẽ tạo sự kích thích cho mọi người nỗ lực phấn đấu hơn trong công tác và nâng cao chất lượng công việc. Hơn nữa còn thể hiện sự thừa nhận, đánh giá cao và bù đắp của công ty đối với những công lao, thành tích đóng góp của mỗi cá nhân trong quá trình xây dựng và phát triển của công ty, tạo sự an tâm trong công tác và gắn bó lâu dài với công ty.

Để khuyến khích về tinh thần, công ty cần xây dựng chế độ khen thưởng hợp lý, tạo môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, tiếp thu các ý kiến phản hồi của nội bộ nhân viên, tổ chức cung cấp thông tin kịp thời tới nội bộ nhân viên; xây dựng các chương trình nhằm kết nối cán bộ nhân viên.

Về chế độ khen thưởng, công ty thường xuyên phát động các cuộc thi

đua khen thưởng thông qua việc đánh giá thực hiện công việc hàng năm khi đạt các tiêu chuẩn như: lao động tiên tiến, lao động giỏi, lao động suất xắc… Công ty đang áp dụng hình thức khen thưởng đó là tuyên dương và thưởng

tiền mặt, trong đó chủ yếu là hình thức thưởng tiền mặt. Tiền thưởng được áp dụng cho những lao động có nhiều thành tích tốt trong công việc, tiền thưởng ngoài vấn đề bổ sung thu nhập cho người lao động thì nó còn là phương tiện để đánh giá công lao, sức lao động, tinh thần trách nhiệm, thành tích mà người lao động đạt được do sự nỗ lực của bản thân. Tuỳ vào thành tích của từng lao động mà Công ty có thể đưa ra các mức thưởng khác nhau, để đảm bảo mức thưởng là công bằng và phản ánh đúng thành tích mà người lao động đạt được thì Công ty cần xây dựng các chỉ tiêu thưởng cụ thể như:

- Thưởng do hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất. - Thưởng do nâng cao tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng cao.

- Thưởng do có phát minh sáng kiến mang lại lợi ích cho Công ty. - Thưởng do tiết kiệm được nguyên vật liệu sản xuất.

- Thưởng định kỳ, đánh giá nâng lương, nâng bậc.

Về tạo môi trường thuận lợi, thân thiện cho nhân viên: Điều kiện và

môi trường làm việc là một nhân tố ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng thực hiện công việc của người lao động. Do đó để khuyến khích người lao động tích cực làm việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao, đạt năng suất hiệu quả cao trong công việc thì Công ty cần tạo ra một môi trường làm việc thân thiện với con người. Công ty cần chú trọng việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị… để tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và an toàn với người lao động. Đối với các vị trí cần làm việc trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn, nhiều vị trí chưa đảm bảo vấn đề an toàn lao động cho người lao động…

Do vậy Công ty phải chủ động tích cực hơn trong việc xử lý các tồn tại để tạo môi trường làm việc thân thiện hơn, an toàn hơn cho người lao động, loại trừ các trở ngại trong công việc, cung cấp các điều kiện cần thiết cho công việc, tuyển chọn và bố trí đúng người đúng việc… giúp người lao động yên tâm làm việc, khuyến khích người lao động làm việc tích cực hơn, có trách nhiệm hơn với công việc được giao, nâng cao năng suất lao động.

Tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân viên: Hàng quý, hàng năm, công ty

cần lấy ý kiến của nhân viên các bộ phận về hoạt động kinh doanh của công ty, khắc phục những nhược điểm đang tồn tại trong nội bộ công ty. Các ý kiến này cần xem xét, đánh giá dựa trên thực tế, trên quan điểm đóng góp tích cực, xây dựng nền tảng công ty vững mạnh hơn.

Tổ chức tốt việc cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên: Cung cấp

thông tin phản hồi cho nhân viên là một việc làm rất cần thiết nhằm: - Cung cấp cho nhân viên những sai sót để kịp thời khắc phục.

- Khuyến khích nhân viên khẳng định những thành tích mà họ đạt được. - Cung cấp thông tin phản hồi là làm cho nhân viên hiểu rõ yêu cầu của Công ty để từ đó nhân viên có những định hướng rõ ràng trong công việc của mình nhằm phù hợp với đường lối chung của công ty.

Để tổ chức tốt việc cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên, cần tiến hành thực hiện:

- Cần điều tra thu thập thông tin về tình hình thực hiện công việc của nhân viên.

- Đối chiếu với tiêu chuẩn trong bản tiêu chuẩn công việc. Tổng hợp những thành tựu đạt được và những tồn tại.

- Cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên:

+ Khẳng định những thành tựu nhân viên đã đạt được. + Gợi ý để nhân viên tự nêu lên những tồn tại.

+ Bổ sung thêm những tồn tại mà nhân viên chưa nêu lên.

+ Cùng với nhân viên tìm nguyên nhân của những tồn tại, đồng thời đề xuất các giải pháp khắc phục, trong điều kiện cần thiết có thể nêu lên những giải pháp hỗ trợ của Công ty.

+ Gợi ý cho nhân viên cam kết sửa chữa sai sót.

+ Nhấn mạnh việc tin tưởng vào sự cam kết của nhân viên.

Xây dựng các chương trình nhằm kết nối cán bộ nhân viên: Định kỳ

nhân viên công ty, tổ chức các hoạt động team building. Ngoài ra, tổ chức giao lưu, liên hoan trong nội bộ công ty vào những ngày lễ, ngày tết, sinh nhật công ty. Tặng quà cho nhân viên nữ dịp 8/3, 20/10… Việc này nhằm kết nối tất cả các bộ phận trong công ty. Phát động các cuộc thi đua nhỏ vào các dịp này để khuyến khích nhân viên làm việc tích cực hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại công ty nano thái nguyên (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)