PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 66 - 71)

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập thông tin là một trong những phương pháp khai thác dữ liệu quan trọng nhằm cung cấp số liệu cho việc phân tích đánh giá nội dung của đề tài, bao gồm thu thập thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Thu thập thông tin

tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu.

2.3.1.1. Số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố, gồm các thông tin được thu thập từ những nguồn sau:

- Các sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo có liên quan, các báo cáo khoa học đã được công bố; thông tin trên Internet liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Các báo cáo phát triển kinh tế xã hội của huyện qua các năm từ 2016 - 2018; báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã hàng năm.

- Báo cáo tổng kết các chỉ thị, nghị quyết liên quan đến đến thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bô, công chức.

- Các thông tư, hướng dẫn của các bộ ngành, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên.

- Chi cục thống kê, UBND huyện Định Hóa, phòng Nội vụ huyện và các đơn vị cấp xã, thị trấn.

2.3.1.2. Số liệu sơ cấp

Với mục tiêu nghiên cứu đề tài, số liệu được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn trên cơ sở tiến hành tại các xã, thị trấn tại huyện Định Hóa.

- Đối tượng điều tra: Để thu thập thông tin về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại huyện Định Hóa, tác giả tiến hành điều tra phỏng vấn hai đối tượng chính là đại diện các hộ dân và cán bộ tại địa phương thông qua phiếu điều tra khảo sát được thiết kế theo những nội dung có liên quan tới mục đích của luận văn. Việc tiến hành điều tra, phỏng vấn đối tượng là người dân là những người trực tiếp làm việc với CBCC xã là khách quan, nhằm

đánh giá thái độ, ý thức, tác phong, tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ của CBCC xã.

- Phương pháp chọn mẫu: Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu,

sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.

Xác định quy mô mẫu: Việc chọn mẫu điều tra nghiên cứu ảnh hưởng rất lớn tới kết quả điều tra, mẫu được chọn phải đảm bảo tính đại diện và số lượng mẫu phải đủ lớn để không làm sai lệch kết quả điều tra và thỏa mãn đảm bảo độ tin cậy. Để nghiên cứu các vấn đề nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, áp dụng công thức Slovin (1960) để tính toán cỡ mẫu:

n =

Trong đó: n: Là cỡ mẫu điều tra tối thiểu N : Số lượng tổng thể

e: Khoảng tin cậy (mức độ sai số)

Tổng số hộ dân của Huyện Định Hóa là 26.349 hộ. Với mức độ sai số là 10% thì cỡ mẫu tối thiểu để điều tra hộ dân tính toán theo công thức trên được là n = 99,6. Để thuận tiện cho công tác điều tra, tác giả tiến hành điều tra 100 phiếu mang tính đại diện tại 4 xã, TT mỗi xã 25 phiếu.

Tổng số lượng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Định Hóa tại thời điểm điều tra năm 2018 số biên chế có mặt là 514 người. Với mức độ sai số là 10% thì cỡ mẫu tối thiểu để điều tra CBCC tính toán theo công thức trên được là n = 83,7; Tác giả tiến hành điều tra 84 phiếu mang tính đại diện tại 4 xã, TT mỗi xã 21 phiếu.

Chọn các xã để điều tra đại diện gồm:

- TT Chợ Chu: là trung tâm văn hóa xã hội của huyện

- Đồng Thịnh: là xã đầu tiên của huyện đạt chuẩn Nông thôn mới.

- Trung Hội là xã có dân số và mật độ dân số cao, đã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.

- Trung Lương là xã được huyện xây dựng điểm về đích nông thôn mới năm 2019.

Vậy tổng số phiếu điều tra là 184 phiếu; Trong đó: + Đại diện hộ dân là 100 phiếu.

+ CBCC xã là 84 phiếu (Là cán bộ chuyên trách khối đoàn thể chính trị xã hội; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, UBND và công chức chuyên môn cấp xã)

- Xây dựng phiếu điều tra

Sau khi tiến hành xác định số mẫu điều tra và địa điểm điều tra, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã. Nội dung điều tra là những vấn đề về: thể lực, trí lực, tâm lực, trình độ, năng lực, kỹ năng làm việc, thái độ, ý thức, tinh thần trách nhiệm, kết quả hoàn thành công việc...

- Phương pháp điều tra

+ Thu thập số liệu bằng bảng hỏi: Xây dựng 2 mẫu phiếu gồm một số câu hỏi với nội dung xoay quanh chủ đề nghiên cứu của luận văn (có phụ lục kèm theo). Trong đó:

+ Mẫu phiếu 1: Khảo sát điều tra dành cho cán bộ, công chức cấp xã: 84 phiếu.

+ Mẫu phiếu 2: Khảo sát điều tra dành cho công dân địa phương: 100 phiếu.

Thông qua ý kiến nhận xét của hai đối tượng được phát phiếu bảng hỏi trên, ta có thêm cơ sở để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã một cách khách quan nhất.

2.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

- Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập được xử lý để loại bỏ những tài liệu kém tin cậy, tổng hợp lại các số liệu cần thiết để phục vụ quá trình nghiên cứu.

- Đối với tài liệu sơ cấp sau khi tổng hợp được xử lý bằng phương pháp thống kê với sự hỗ trợ của chương trình Microsoft Excel.

2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu

2.3.3.1. Phương pháp so sánh:

Phương pháp này được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích nhằm so sánh sự biến động qua các năm về các chỉ tiêu cụ thể khi xem xét chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, so sánh giữa các năm, so sánh chất lượng đội ngũ cán bộ giữa các xã và giữa các xã với thị trấn. Từ đó, xác định được thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của huyện Định Hóa.

2.3.3.2. Phương pháp thống kê mô tả:

Phương pháp này được sử dụng để thống kê số tuyệt đối, tương đối, số bình quân của các chỉ tiêu thống kê để mô tả thực trạng chất lượng cán bộ, công chức.

Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được tác giả tiến hành thống kê theo từng chỉ tiêu nghiên cứu, theo đối tượng… phân tích lại toàn bộ các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu chất lượng cán bộ, công chức trong giai đoạn 2016 - 2018, đối với số liệu thứ cấp và số liệu điều tra.

2.3.3.3. Phương pháp thang đo Likert

Trong luận văn để đo lường thái độ hoặc hành vi của người dân, một thang đo Likert là một trong những cách phổ biến nhất (và đáng tin cậy) để thực hiện. Một thang đo Likert đo các thái độ và hành vi bằng cách sử dụng các lựa chọn trả lời để phân vùng phạm vi từ tệ nhất đến tốt nhất. Không giống như một câu hỏi đơn "có / không", một thang đo Likert cho phép phát hiện ra nhiều mức độ của ý kiến.

Khi phân tích, bước đầu tiên chúng ta thường làm là thống kê mô tả, một trong những thông số thông dụng là Mean - trung bình cộng. Có thể hiểu rõ ý nghĩa giá trị trung bình của thang đo mà ta sử dụng (thường là thang đo

khoảng - interval scale) để giúp cho việc phân tích số liệu được hợp lý và hiệu quả hơn.

Trong đề tài nghiên cứu tác giả dùng thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát đó là: : Rất không đồng ý; không đồng ý; không ý kiến; Đồng ý; Rất đồng ý.

Khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8 Khoảng cách mỗi lựa chọn là 0,8

Ý nghĩa các mức như sau:

Từ 1.00 - 1.80: Rất không đồng ý. Từ 1.81 - 2.60: Không đồng ý. Từ 2.61 - 3.40: Không ý kiến. Từ 3.41 - 4.20: Đồng ý. Từ 4.21 - 5.00: Rất đồng ý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)