Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1.4. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Để xây dựng đội ngũ CBCC có tâm, có tầm, hội đủ các yếu tố đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng thực thi công vụ trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải tập trung vào việc nâng cao cả 3 yếu tố sau:

1.1.4.1. Nâng cao thể lực

Sức khỏe là vốn quý của con người, con người muốn tham gia vào bất kỳ hoạt động lao động nào để tạo ra của cải vật chất thì cũng cần phải có sức khỏe. Thể lực được hiểu là trạng thái sức khỏe của con người biểu hiện ở sự phát triển bình thường, có đủ sức khỏe để đáp ứng được những đòi hỏi về hao phí sức lao động trong quá trình sản xuất với những công việc cụ thể khác nhau và đảm bảo cho con người có khả năng học tập và lao động lâu dài. Đó là một cơ thể khỏe mạnh, không chỉ đáp ứng trong điều kiện làm việc bình thường mà còn có khả năng chịu đựng áp lực công việc, tập trung cao độ khi phải đối mặt với những yều cầu cấp bách, khó khăn của công việc hay phải làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt. Tất nhiên, thể lực không phải là yếu tố chính quyết định chất lượng nguồn nhân lực; song cũng không thể phủ nhận một thực tế là, nếu con người không được nâng cao thể lực thì cũng khó có thể phát triển được trí tuệ, khả năng sáng tạo trong học tập và lao động.

CBCC cấp xã muốn hoàn thành nhiệm vụ được giao rất cần một thể lực tốt, một sức khỏe dồi dào; đó không chỉ là khỏe mạnh mà còn là lòng kiên trì, tinh thần, yếu tố tâm lý khi đứng trước sự việc mới phát sinh. Sức khỏe tốt

Thể lực

giúp cho đội ngũ CBCC cấp xã có tinh thần thoải mái, sảng khoái, có trí tuệ, tư duy minh mẫn, giúp họ sáng suốt, tỉnh táo trong công tác lãnh đạo, điều hành, tránh được stress trong công việc và có đủ bản lĩnh, sự bình tĩnh, khôn khéo trong giải quyết khó khăn, đồng thời không bị dao động trước tư tưởng, thói quen xấu. Nếu không có đủ sức khỏe thì dù có trí tuệ, yêu nghề thì đội ngũ CBCC cấp xã cũng khó lòng có thể làm việc, cống hiến cho công việc. Việc chăm sóc tốt sức khỏe làm tăng chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai; sức khỏe vừa là mục đích, vừa là điều kiện của sự phát triển, nên yêu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người là một đòi hỏi chính đáng mà xã hội phải đảm bảo. Sự phát triển bình thường về thể chất và tâm lý trong một cơ thể khỏe mạnh cũng là một tiêu chí quan trọng của năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền xã cần chăm lo hơn nữa đến việc rèn luyện thể lực cho đội ngũ CBCC địa phương, không chỉ khi tuyển dụng đầu vào mà còn qua cả thời gian công tác của họ.

1.1.4.2. Nâng cao trí lực

Trí lực là năng lực trí tuệ, khả năng nhận thức và tư duy mang tính sáng tạo thích ứng với xã hội của con người. Đặc biệt trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay sản phẩm trí tuệ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong xã hội. Nói đến trí lực là nói đến yếu tố tinh thần, trình độ văn hoá và học vấn của con người, biểu hiện ở khả năng vận dụng những điều kiện vật chất, tinh thần vào hoạt động thực tiễn nhằm đạt hiệu quả cao, đồng thời là khả năng định hướng giá trị hoạt động của bản thân để đạt được mục tiêu.

Trí lực là yếu tố chiếm vị trí trung tâm chỉ đạo hành vi của con người trong mọi hoạt động, kể cả trong việc lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm phát huy tác dụng của các yếu tố khác trong cấu trúc chất lượng nguồn nhân lực. Trí lực là yếu tố quyết định phần lớn khả năng sáng tạo của con người, là yếu tố ngày càng đóng vai trò quan trọng và quyết định trong chất lượng nguồn nhân lực nói riêng và sự phát triển của nguồn lực con người nói chung.

Vì vậy trí lực cũng là yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ, công chức.

Để đánh giá trí lực của người cán bộ, công chức có thể căn cứ vào các tiêu chí sau:

- Trình độ văn hóa: Là nền tảng cho nhận thực, tiếp thu đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng chủ trương, chính sách trong thực tiễn.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Được hiểu là trình độ được đào tạo ở các lĩnh vực khác nhau theo cấp độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học. Đó là những kiến thức mà các cơ sở đào tạo trang bị cho người học theo các chuyên ngành nhất định được thể hiện qua hệ thống bằng cấp. Đội ngũ CBCC cấp xã phải nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ của ngành làm việc, phải am hiểu về nghề, thực hiện đúng và đầy đủ những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân. Nếu đội ngũ cán bộ, công chức không có chuyên môn, nghiệp vụ chỉ làm theo kinh nghiệm hoặc giải quyết tùy tiện chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả cao thậm chí còn mắc sai lầm.

- Trình độ quản lý Nhà nước: Quản lý Nhà nước là sự tác động mang tính tổ chức đến các quan hệ xã hội. Để thực hiện được các hoạt động này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức cần phải được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về quản lý Nhà nước thì mới có được những kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao.

Để nâng cao trí lực đội ngũ CBCC cấp xã, trước hết bản thân mỗi CBCC phải không ngừng học tập nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cần thiết nhằm phục vụ tốt nhất cho công việc đang đảm nhận. Thứ nữa là sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã, giúp CBCC cập nhật kịp thời những kiến thức liên quan lĩnh vực công tác một cách nhanh chóng, ngày càng củng cố vững chắc nền tảng chuyên môn; ngoài ra cần quan tâm cơ chế tuyển dụng,

bổ nhiệm, các chính sách đãi ngộ, tạo động lực và qua thực trạng bố trí công việc đúng người, đúng việc, CBCC cấp xã phát huy tối đa trí lực, sức sáng tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

1.1.4.3. Nâng cao tâm lực

Tâm lực là những giá trị chuẩn mực đạo đức, phẩm chất tốt đẹp và sự hoàn thiện nhân cách của con người, được biểu hiện trong thực tiễn lao động sản xuất và sáng tạo cá nhân. Những giá trị đó gắn liền với năng lực tư duy và hành động cụ thể của con người, tạo nên chất lượng của nguồn nhân lực. Tâm lực tạo ra động cơ bên trong của chủ thể, thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của con người. Nói cách khác, tâm lực góp phần vào việc phát huy vai trò của các yếu tố thể lực và trí lực của con người với tư cách nguồn nhân lực của xã hội.

Tâm lực là nội dung quan trọng trong nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã, là sức mạnh tâm lý của con người. Tâm lực cao hay thấp thể hiện ở mức độ nhận thức, ý thức trách nhiệm về động cơ làm việc, ý chí phấn đấu, thái độ và tác phong làm việc, kỷ luật lao động, tính tự lập trong thực thi nhiệm vụ, tinh thần hợp tác tương trợ, khả năng làm việc tập thể và lòng trung thành với cơ quan, tổ chức. Tâm lực phản ánh nhân cách, thẩm mỹ, quan điểm sống, thể hiện nét văn hóa của người lao động, là cơ sở tâm lý cho việc nâng cao năng lực sáng tạo của họ trong lao động, là năng lực và ý chí, sự mong muốn sử dụng sức lực của mình: sức mạnh của ý chí, tinh thần trách nhiệm trong công việc, để hoàn thành tốt công việc. Tâm lực còn được hiểu là lương tâm nghề nghiệp, đó là ý thức, thái độ lương thiện, không sách nhiễu công dân, không lợi dụng quyền hành để làm những việc trái lương tâm, pháp luật. Tâm lực còn thể hiện là lòng tự trọng, khiêm nhường, chân thành, biết cư xử lịch thiệp, giao tiếp với đồng nghiệp, với quần chúng.

Như người xưa đã đúc kết: Có tâm thì làm việc gì cũng xong. Vậy tâm lực ở đây có nghĩa là tâm huyết, tận tâm, tận lực với tấm lòng trong sáng trong công việc, coi công việc là tất cả ý nghĩa cuộc sống. Đó cũng chính là ý

thức trách nhiệm cao trong công việc của CBCC nói chung. Làm việc gì cũng phải có cái “tâm”, nếu thiếu tâm lực sẽ dẫn đến sự thờ ơ trong công việc. Vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 38 - 42)