Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và sự cần thiết nâng cao chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 29 - 34)

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.1.2. Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và sự cần thiết nâng cao chất

1.1.2.1. Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Lúc sinh thời Bác Hồ đã chỉ rõ “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Cán bộ, công chức cấp xã góp phần quyết định sự thành bại của mọi chủ trương, đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Không có đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở vững mạnh thì dù đường lối, chủ trương chính trị có đúng đắn cũng khó biến thành hiện thực. Cán bộ, công chức cấp xã vừa là người trực tiếp đem các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước giải thích cho nhân dân hiểu rõ và thi hành, vừa là người phản ánh nguyện vọng của quần chúng nhân dân đến với Đảng và Nhà nước để có sự

điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho đúng và phù hợp với thực tiễn; như vậy họ có vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhận định: “Cán bộ phải là người có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, hết lòng phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc; có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thử thách; có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, có nhân cách và lối sống mẫu mực, trong sáng; có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân” (Văn kiện ĐH X tr.136). Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI

của Đảng nhấn mạnh cần phải “xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới” (Văn kiện ĐH XI

tr.252). Qua đó cần phải “rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán

bộ, công chức; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực điều hành, quản lý nhà nước”.

Có như thế mới tạo ra được một đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa

chuyên” đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.

Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thống chính trị nói chung xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở. Có thể nói, đây là vấn đề đặc biệt quan trọng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm trong suốt quá trình từ khi xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân đến nay. Cán bộ, công chức cấp xã có vai trò quan trọng trong quản lý và tổ chức công việc của chính quyền cơ sở. Nhiệm vụ của họ là thực thi công vụ mang tính tự quản theo pháp luật và bảo toàn tính thống nhất của thực thi quyền lực nhà nước ở cơ sở thông qua việc giải quyết các công việc hành ngày có tính chất quản lý, tự quản mọi mặt ở địa phương. Họ còn có vai trò trực tiếp bảo đảm kỷ cương phép nước tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do dân chủ, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thông qua hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã,

nhân dân thể hiện được quyền làm chủ và trực tiếp thực hiện quyền tự quản của mình.

Chính vì đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò quan trọng trong bộ máy chính quyền cơ sở nên việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vững vàng về chính trị, có đạo đức trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta; đây cũng là một nội dung rất quan trọng của công tác cán bộ.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực tổ chức, điều hành, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao trách nhiệm công tác, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật và đạo đức trong thực thi nhiệm vụ, công vụ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, chính trị và quốc phòng trên địa bàn xã.

Cán bộ và công tác cán bộ luôn là “khâu then chốt trong vấn đề then chốt” của toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng. Do vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nói chung, cán bộ, công chức cấp xã nói riêng vững mạnh là công việc hết sức quan trọng và đòi hỏi phải làm thường xuyên, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Đảng ta cũng đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ, có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất cách mạng, có năng lực trí tuệ và tổ chức thực tiễn là việc làm vừa cơ bản, vừa cấp bách và là công tác thường xuyên và lâu dài”.

1.1.2.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã a. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vị trí rất quan trọng trong hệ thống chính trị - hành chính

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy "Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi". Lý luận và thực tiễn đã chứng minh, việc nâng cao chất lượng đội

ngũ cán bộ, công chức cấp xã là nhân tố then chốt trong xây dựng hệ thống chính quyền vững mạnh. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở”. Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là nội dung trọng tâm, then chốt góp phần xây dựng hệ thống chính trị, chính quyền vững mạnh từ cơ sở.

Chính quyền cấp xã là đơn vị hành chính ở cơ sở, trực tiếp tổ chức đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Đây cũng là nơi gần dân nhất, tiếp thu những ý kiến của nhân dân để phản ánh cho Đảng và Nhà nước hoàn thiện chính sách, pháp luật. Trên thực tế, CBCC cấp xã phải giải quyết một khối lượng công việc rất lớn, đa dạng và phức tạp, liên quan đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở cơ sở. Do đó nếu đội ngũ cán bộ, công chức sa sút về phẩm chất, không đủ năng lực công tác sẽ gây những hậu quả tiêu cực và nghiêm trọng về nhiều mặt đối với mỗi địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

b. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò quyết định trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương

Cán bộ là khâu then chốt trong mọi công việc; mọi việc đều từ cán bộ mà ra, cán bộ nào phong trào ấy, đặc biệt CBCC xã là người trực tiếp nói cho dân nghe, làm cho dân nhìn, hướng dẫn nhân dân thực hiện. Cán bộ là nhân tố

then chốt để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế; thực hiện thành công chương trình cải cách nền hành chính nhà nước và xây dựng nông thôn mới, góp phần ổn định hệ thống chính trị và chất lượng bộ máy nhà nước. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng và quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ phải đồng bộ, có tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý”.

Chương trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước đến năm 2020 cũng xác định: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức là một trong bảy chương trình hành động chiến lược góp phần xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, xây dựng bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, đặt ra yêu cầu xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức hành chính vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng quản lý, vận hành bộ máy hành chính để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.

c. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cần đáp ứng nhu cầu chuẩn hóa để bắt kịp xu thế phát triển hiện nay

Tiêu chuẩn cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đã được quy định tại Nghị định số: 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011:

- Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.

Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từng bước phát triển cả số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thời kỳ mới. Đa số cán bộ, công chức cấp xã có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với lý tưởng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng; có lối sống giản dị, trong sáng, gần gũi với nhân dân, tâm huyết với công việc. Đây là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo tổ chức thực hiện thành công đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện thắng lợi các mục tiêu kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, trước tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, một bộ phận cán bộ, công chức nói chung, CBCC cấp xã nói riêng có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, thái độ quan liêu, hách dịch, chưa thực hiện tốt công tác dân chủ cơ sở; có biểu hiện tư tưởng cơ hội, ý thức kỷ luật kém gây mất đoàn kết nội bộ; tinh thần tự phê bình và phê bình còn thấp, gây tổn hại đến uy tín và làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Đặc biệt một số cán bộ vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị xử lý kỷ luật và truy cứu trách nhiệm hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 29 - 34)