4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.5.1. Quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội ở cơ sở. Sự trong sạch, vững mạnh hoạt động có hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cấp xã đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công phục vụ nhân dân. Cán bộ, công chức cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đây là đội ngũ cán bộ gần dân nhất, trực tiếp đưa những chính sách của Đảng và Nhà nước tới các tầng lớp nhân dân. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, nâng cao mức sống của người dân thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là nhiệm vụ cấp thiết.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng; có phẩm chất, năng lực thực sự, đáp ứng yêu được cầu nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã cơ cấu hợp lý về tuổi, giới tính, chuyên môn nghiệp vụ …
- Củng cố, kiện toàn bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo hướng trẻ, năng động, nhiệt tình, tận tâm, tận tình với công việc; xác định rõ chức năng, vị trí việc làm; có tác phong lề lối làm việc khoa học, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước công việc được giao.
- Cụ thể hóa tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ, công chức theo từng chức danh cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và thực tiễn địa phương có kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao; mỗi cán bộ đều có đủ tiêu chuẩn về năng lực, đạo đức, lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức làm thước đo chủ yếu để đánh giá năng lực, hiệu quả công tác..