TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 53 - 55)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đi sâu nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng. Tác giả sẽ giới thiệu một số công trình tiêu biểu có liên quan đến chủ đề, đồng thời chỉ ra khoảng trống về lý luận và thực tiễn mà luận văn này sẽ kế thừa và tiếp tục hoàn thiện. Một số công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu của các tác giả sau:

Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm đã nghiên cứu đề tài “Luận cứ

khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, (NXB Chính trị quốc gia, Hà

Nội). Nội dung luận cứ đưa ra cơ sở lý luận trong sử dụng tiêu chuẩn cán bộ của Đảng phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, các quan điểm và phương

hướng trong việc nâng cao chất lượng công tác cán bộ. Luận cứ đã nếu ra các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH gồm: công tác đào tạo bồi dưỡng, công tác phân công bổ nhiệm và công tác quản lý giám sát đội ngũ CBCC. Điểm nổi bật của luận cứ là việc đưa ra nội dung, “tiêu chuẩn hóa cán bộ” đây là một quan điểm đổi mới trong công tác cán bộ mà tác giả có thể vận dụng và kế thừa trong luận văn của mình phù hợp với điều kiện thực tế của huyện Định Hóa trong xu thế phát triển.

Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (2004) với nghiên cứu “Xây

dựng đội ngũ cán bộ, cán bộ công chức đáp ứng đòi hỏi của nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, NXB Chính trị quốc

gia. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, vị trí người cán bộ cách mạng, cũng như yêu cầu đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; tìm hiểu những bài học kinh nghiệm về việc tuyển chọn và sử dụng nhân tài trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, cũng như kinh nghiệm xây dựng nền công vụ chính quy hiện đại của đất nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đó, xác định các yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ, cán bộ công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,vì dân. Luận văn có thể kế thừa những kết quả nghiên cứu để đưa ra những tiêu chuẩn để xây dựng một đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phù hợp với xu thế phát triển nói chung và phù hợp với điều kiện, đặc trưng của huyện Định Hóa nói riêng.

Lưu Thị Ngọc Yến (2014) với nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”

đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước cấp xã huyện Gia Lâm thời gian qua, bao gồm: Thực trạng số lượng và chất lượng; thực trạng công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý; thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng; các nhân tố ảnh hưởng và những thuận lợi, khó khăn trong

việc nâng cao chất lượng công chức hành chính Nhà nước huyện Gia Lâm. Từ đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CBCC hành chính nhà nước huyện Gia Lâm trong thời gian tới.

Lê Thị Nga (2018) Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Thái Nguyên. Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, tác giả phân tích, chỉ ra những vấn đề tồn tại cần khắc phục cũng như phân tích các nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đưa ra giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng sơn.

Hà Thị Vén (2017) với đề tài:“Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công

chức tại Uỷ ban nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” Phân tích về

thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ mới trong thực thi công vụ nhằm thực hiện có kết quả các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của UBND huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)