5. Cấu trúc khoá luận
2.1.2.2 Các công thức đòn bẩy tài chính
Thông qua phân tích bảng cân đối kế toán, các nhà đầu tư có thể nghiên cứu nợ và vốn chủ sở hữu trên sổ sách kế toán của các công ty. Có nhiều cách để nhà đầu tư tính toán tỷ lệ đòn bẩy. Các tỷ lệ đòn bẩy thông dụng nhất có thể kể đến là hệ số nợ, tỷ lệ tài sản trên vốn cổ đông, mức độ đòn bẩy tài chính (DFL). Trong đó tỷ lệ đòn bẩy thông dụng nhất là hệ số nợ. Tỷ lệ này cho thấy cấu trúc vốn của doanh nghiệp, một doanh nghiệp có hệ số nợ cao thể hiện doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính ở mức độ cao và ngược lại.
ttλ A Tổng nợ
Hệ số nợ = , ,
Von chủ sở hữu
Ngoài ra, trong phân tích Dupont ta còn có thể sử dụng tỷ lệ tài sản trên vốn cổ đông để đo lường đòn bẩy tài chính. Hệ số này càng lớn thì đòn bẩy tài chính càng lớn. Công thức tương tự như trên nhưng thay tổng nợ bằng tổng tài sản
Mức độ đòn bẩy tài chính (DFL) là tỷ lệ đòn bẩy đo lường mức độ nhạy cảm của thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) đối với sự biến động của lợi nhuận trước thuế và lãi(EBIT), do kết quả của thay đổi cơ cấu vốn. Tỷ lệ này cho thấy mức độ đòn bẩy tài chính càng cao, thu nhập sẽ càng biến động do lãi vay thường là chi phí cố định, trong khi đó đòn bẩy sẽ phóng đại sự thay đổi của lợi nhuận và EPS.Công thức tính DFL như sau:
ɪʌ,,ɪ E B ɪɪ Qx(p -v) - F DFL = τ = 7 τ E B IT- I Qx(p -v) - F- I Trong đó: - Q :số lượng sản phẩm bán ra - P :giá bán đơn vị sản phẩm
- V : Chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm - F :chi phí cố định (không bao gồm lãi vay) - I :lãi vay phải trả
- EBIT : Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
2.1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính, có thể kể đến như khẩu vị rủi ro của nhà quản lý tài chính, trình độ người lãnh đạo, chiến lược tài chính doanh nghiệp, tình trạng nền kinh tế.... Cụ thể hơn, mức độ chịu rủi ro của các nhà quản trị sẽ ảnh hưởng đến các quyết định tài chính của công ty bằng nhiều cách, khi họ lo lắng về các rủi ro tài chính có thể xảy ra, các nhà quản trị tài chính sẽ hạn chế tối đa tỉ lệ vay nợ của công ty làm cho tỉ lệ đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp thấp. Ngược lại đối với những nhà quản trị ưa mạo hiểm, khi họ chấp nhận rủi ro để đạt được mức lợi nhuận lớn thì họ sẽ sử dụng đòn bẩy lớn.
Yếu tố tiếp theo có thể nói tới đó là trình độ lãnh đạo. Khi ban lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, có hiểu biết về tài chính sẽ có những quyết định và chiến lược sử dụng đòn bẩy hợp lí.
Về mặt khách quan, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy của doanh nghiệp là thực trạng nền kinh tế, thị trường tài chính, những biến động trong ngành mà doanh nghiệp hoạt động, chi phí lãi vay, sự ổn định của thể chế chính trị, thị trường tài chính,. là những nhân tố rất quan trọng vì nó là môi trường cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện thị trường tài chính phát triển và có quy mô lớn thì việc huy động vốn thuận lợi sẽ dẫn tới đòn
bẩy tài chính được sử dụng hiệu quả và phổ biến hơn. Còn ngược lại, trong thị trường tài chính kém phát triển thì doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay, vì vậy mà khả năng tận dụng phương pháp này của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp cũng đóng vai trò rất quan trọng. Vì tùy lĩnh vực, mức độ rủi ro doanh nghiệp phải gánh chịu sẽ khác nhau nên mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính khác nhau. Ví dụ, đối tượng là các doanh nghiệp bất động sản sẽ thường có mức rủi ro cao hơn các lĩnh vực sản xuất đồ tiêu dùng thông thường. Vì vậy, với mỗi lĩnh vực khác nhau, doanh nghiệp lại có cách xử lý và sử dụng đòn bẩy tài chính khác nhau. Đòn bẩy tài chính có thể là một cách tiếp cận đặc biệt rủi ro đối với các ngành kinh doanh mang tính chu kỳ hoặc có rào cản gia nhập thấp, vì doanh thu và lợi nhuận có nhiều khả năng dao động đáng kể từ năm này sang năm khác, khiến cho nguy cơ phá sản tăng theo thời gian. Ngược lại, đòn bẩy tài chính có thể là một sự lựa chọn phù hợp đối với các công ty nằm trong một ngành có mức doanh thu ổn định, có lượng dự trữ tiền mặt lớn và rào cản gia nhập cao.