Quyết định đầu tư của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ngành thực phẩm – đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 33)

5. Cấu trúc khoá luận

2.2 Quyết định đầu tư của doanh nghiệp

2.2.1 Khái niệm về quyết định đầu tư

Theo Avram et al (2009) quyết định đầu tư của doanh nghiệp là những quyết định phân bổ các nguồn lực hiện có, liên quan đến tổng giá trị tài sản hay đôi khi là giá trị của từng bộ phận trong tài sản nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. Nó được xem là một trong những quyết định quan trọng nhất của doanh nghiệp, một quyết định đầu tư đúng sẽ góp phần làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp, qua đó gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu, ngược lại một quyết định đầu tư sai sẽ làm tổn thất giá trị doanh nghiệp

2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp

Quyết định đầu tư của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố bao gồm cả nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp - theo Zilla et al (2008). Dưới đây là một số yếu tố mà các nghiên cứu trước đã chỉ ra:

Yếu tố bên ngoài Lãi suất

Nguồn lực doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các hoạt động đầu tư của mình có thể từ vốn tự có hoặc bằng cách đi vay. Bởi nguồn lực tự có là hữu hạn nên các doanh nghiệp sẽ cần phải đi tìm kiếm những nguồn vốn ở bên ngoài, do đó đầu tư sẽ chịu ảnh bởi lãi suất. Theo Raheman and Nasr, (2007) lãi suất cao làm tăng chi phí đi vay và ngược lại, khi đó nhà quản trị cần phải cân nhắc cẩn thận việc sử dụng nguồn vốn đi vay với mục tiêu tìm kiếm tỉ suất lợi nhuận cao hơn lãi suất đi vay thì khi đó doanh nghiệp mới có lợi nhuận. Nếu một doanh nghiệp đã bắt đầu một dự án đầu tư, việc tăng lãi suất khi đó sẽ khó có thể thay đổi quyết định hiện có của doanh nghiệp. Song việc tăng lãi suất này sẽ khiến doanh nghiệp dè dặt hơn trong việc quyết định với những dự án trong tương lai, do đó lãi suất thay đổi sẽ không tác động ngay trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp.

Lạm phát

Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Andrés, J., & Hernando, I. (2007) đã chỉ ra lạm phát có thể ảnh hưởng tới quyết định đầu tư theo nhiều hướng khác nhau. Lạm phát cao và kéo dài sẽ có xu hướng tạo ra nhiều dự báo không chắc chắn về sự tăng trưởng tốt của nền kinh tế, trước hết đó là sự không chắc chắn về chi phí của khoản đầu tư trong tương lai. Khi lạm phát cao và biến động, các công ty khó đoán định được về khoản chi phí trong tương lai mà mình sẽ phải trả, bên cạnh đó lạm phát cao có thể dẫn tới những bất ổn về kinh tế và sự suy thoái trong tương lai. Song với các quốc gia có mức lạm phát thấp và ổn định trong dài hạn thường sẽ có tỷ lệ đầu tư cao hơn. Tuy nhiên, nếu lạm phát thấp được gây ra bởi sự sụt giảm nhu cầu trong xã hội thì mức lạm phát thấp hiện tại cũng không thể thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp.

Đầu tư công và các chính sách của nhà nước

Đầu tư của chính phủ là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ tới việc đầu tư của khu vực tư nhân (Kenneth J. Arrow and Robert C. Lind - 1978). Cùng với việc chi tiền xây dựng các cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị của chính phủ, sẽ tạo ra một lực cầu tương đối lớn trong nền kinh tế. Đồng thời, một số quy định

của chính phủ có thể làm cho việc đầu tư của doanh nghiệp trở lên khó khăn hơn. Ví dụ như việc quy hoạch nghiêm ngặt các quy chuẩn có thể làm hạn chế đầu tư. Mặt khác, những trợ cấp của chính phủ hay giảm thuế có thể sẽ khuyến khích đầu tư mặc dù nó có thể ảnh hưởng tới chất lượng của các khoản đầu tư vì các doanh nghiệp có ít động lực hơn nhằm đảm bảo việc sử dụng những đồng tiền trợ cấp trên sẽ đem lại lợi ích kinh tế cao.

Yeu tố bên trong

Lao động trong doanh nghiệp

Số lao động trong doanh nghiệp nhiều hay ít ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Lý thuyết nghiên cứu của Budina et al., (2000) đã sử dụng số lượng lao động để đo lường quy mô của doanh nghiệp, kết quả phân tích chỉ ra rằng tổng lao động càng cao, xác suất đầu tư của doanh nghiệp càng tăng. Vì một khi doanh nghiệp có nhiều lao động thì họ muốn tận dụng nguồn nhân lực của mình để tăng sản lượng và chính điều này làm cho nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp sẽ nhiều hơn

Tài sản cố định

Thông thường, doanh nghiệp có giá trị tài sản lớn sẽ đầu tư nhiều hơn doanh nghiệp nhỏ (Braga and Willmore, 1991). Tuy nhiên, một số nghiên cứu có kết quả ngược lại và cho rằng những doanh nghiệp nhỏ lại có những khoản đầu tư lớn nhiều hơn các doanh nghiệp lớn. Bởi vì, những doanh nghiệp có quy mô tài sản lớn thường kém linh hoạt trong việc chuyển đổi các sản phẩm - dịch vụ và ít có cơ hội tăng trưởng. Bên cạnh đó, do quy mô lớn và nhằm tránh có những thay đổi lớn trong cơ cấu vốn nên những doanh nghiệp này cũng hạn chế có những khoản đầu tư thêm vì có thể gặp rủi ro (Braga and Willmore, 1991; Akdogu and MacKay, 2008). Điều này cũng có nghĩa là những doanh nghiệp có TSCĐ lớn thì họ không muốn đầu tư thêm vì có thể gặp rủi ro nên nhân tố này kỳ vọng có ảnh hưởng ngược chiều với quyết định đầu tư của doanh nghiệp.

Lợi nhuận của doanh nghiệp

Khi bị hạn chế tín dụng do thông tin bất đối xứng, không thể tiếp cận nhiều vốn vay từ ngân hàng thương mại, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng lợi nhuận tích

lũy được để tài trợ cho đầu tư. Bo and Lensink (2005) và Lê Khương Ninh (2007) cũng cho rằng đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài chính nội bộ của doanh nghiệp do hầu hết họ thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay NH. Điều này cũng có nghĩa là lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sẽ ảnh hưởng đến hành vi đầu tư của họ. Khi đó, lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp đầu tư càng nhiều. Điều này cho thấy một doanh nghiệp đạt được lợi nhuận nhiều thì sẽ tăng khả năng mở rộng đầu tư về sau.

2.3. Tác động của đòn bẩy tài chính tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp2.3.1 Quan điểm của Modigliani & Miller

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ngành thực phẩm – đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w