Đối với doanh nghiệp ngành Thực phẩ m đồ uống

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ngành thực phẩm – đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 72 - 75)

5. Cấu trúc khoá luận

4.3.1 Đối với doanh nghiệp ngành Thực phẩ m đồ uống

Thứ nhất, hiện nay các doanh nghiệp thực phẩm đồ uống có tỷ lệ nợ dài hạn thấp hơn khá nhiều so với nợ ngắn hạn. Do đó. các doanh nghiệp nên tăng tỷ lệ nợ dài hạn trong tổng nợ của doanh nghiệp, từ đó giúp giảm áp lực thanh toán cho doanh nghiệp khi đến hạn trả nợ. Lãi suất nợ dài hạn thường cao hơn nợ ngắn hạn nhưng ổn định hơn. làm giảm rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Tuy nhiên. nên ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ từ lợi nhuận giữ lại để đầu tư hơn là sử dụng nguồn vốn bên ngoài, như vậy sẽ giúp doanh nghiệp không rơi vào tình trạng khủng hoảng thanh khoản khi lãi suất biến động mạnh.

Tăng cường tích luỹ vốn bằng cách hạn chế chia lãi cho cổ đông để , nhất là các doanh nghiệp Thực phẩm - đồ uống Việt Nam hiện nay hầu hết đều trong giai đoạn tăng trưởng đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp ngoại thì nhu cầu tích lũy vốn để tài trợ càng là mục tiêu quan trọng. Doanh nghiệp nên xây dựng một chính sách chia cổ tức hợp lý và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Vừa đáp ứng được nhu cầu về nguồn thu nhập của cổ đông. vừa đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Nếu cần cắt giảm cổ tức, doanh nghiệp cần minh bạch thông tin cho các nhà đầu tư tránh tâm lý hoang mang cũng như uy tín của doanh nghiệp..

Doanh nghiệp nên lựa chọn kỹ nguồn tài trợ sao cho sử dụng vốn được hiệu quả và đúng mục đích. Để có lựa chọn nguồn vốn phù hợp cho doanh nghiệp, ban quản lý phải hiểu rõ giữa các loại vốn (ngắn hạn, dài hạn) với việc tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Từ đó biết cách sử dụng đúng chức năng của từng loại vốn tránh việc lấy ngắn nuôi dài, vừa không đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn mà còn làm gia tăng mức độ rủi ro cho doanh nghiệp, mặt khác sử dụng nguồn dài hạn đầu tư cho ngắn hạn sẽ làm lãng phí nguồn vốn, hiệu quả sử dụng không cao.

Tuân thủ nghiêm túc các tiêu chí đảm bảo an toàn vốn khi sử dụng đòn bẩy tài chính. Do người quản lý thường đầu tư vào các dự án có mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với khả năng chịu đựng của doanh nghiệp, điều này có thể gây ra nguy cơ phá sản,... Áp dụng các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp hiện đại tránh được các rủi ro khi sử dụng đòn bẩy tài chính, tối đa hoá được hiệu quả đầu tư

Trong bối cảnh hiện tại nền kinh tế chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid - 19, với những gói kích thích tăng trưởng của nhà nước, sử dụng đòn bẩy tài chính tại thời điểm hiện tại doanh nghiệp sẽ được hưởng những ưu đãi về lãi suất, chi phí thấp hơn làm giảm rủi ro khi sử dụng đòn bẩy (do phải trả ít lãi hơn). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng các vốn vay với những dự án sinh lời cao tuy nhiên đi kèm rủi ro lớn.

Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động quản trị rủi ro trong và ngoài doanh nghiệp, nâng cao năng lực dự báo và khả năng thích ứng với những biến động của môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp nên xây dựng cho mình chiến lược tài chính thích hợp và hoàn thiên chính sách quản trị rủi ro. Nhà quản trị cần nắm rõ đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong mỗi giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn khởi nghiệp, có thể gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh doanh nghiệp nên sử dụng nguồn vốn cổ phần. Trong giai đoạn tăng trưởng, những rủi ro xảy ra do sử dụng nợ vay vẫn cao. Do đó, nên có chính sách về cổ tức thích hợp để giữ giá cổ phiếu ổn định. Đến giai phát triển chậm lại, các nhà quản lý có thể sử dụng chính sách trả cổ tức cao và đầu tư bằng nợ vay được đảm bảo bằng giá trị của tài sản.

Thứ ba, trước khi bắt đầu lựa chọn các dự án đầu tư ngoài việc đánh giá các tỉ lệ sinh lời, NPV dự án doanh nghiệp nên đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường để thấy được nhu cầu thực sự của khách hàng, xu hướng tiêu dùng của từng phân khúc người tiêu dùng từ đó đưa ra các chiến lược đầu tư phát triển sản phẩm được chính xác và hiệu quả

Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng “khó tính” hơn họ quan tâm nhiều tới chất lượng của sản phẩm, nguồn gốc nguyên liệu, mẫu mã bên ngoài hay thậm chí cả uy tín của nhà sản xuất. Mặt khác khách hàng cũng mong muốn được tiếp cận sản phẩm một cách thuận tiện và tốn ít chi phí đi lại nhất do hệ quả của sự thay đổi

cách thức mua hàng sau tác động của đại dịch COVID -19. Vì thế các doanh nghiệp nên đầu tư xây dựng chuỗi giá trị của sản phẩm, kể từ khâu nguyên liệu cần được kiểm soát chặt về an toàn vệ sinh thực phẩm, hàm lượng các chất hoá học trong quá trình sản xuất cho đến khi tạo ra thành phẩm thì cần phải có một hệ thống logistic

hiệu quả để sản phẩm đến bàn ăn của người tiêu dùng thuận tiện nhất. Đây cũng là xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam khi mới bắt tay vào cần có những phương án nghiên cứu kĩ lưỡng, cẩn thận do việc đầu tư xây dựng một chuỗi giá trị đòi hỏi rất nhiều chi phí ra song hiệu quả mang lại là rất lớn. Có thể kể đến những cái tên tiên phong đi đầu trong xu hướng đầu tư này như Vinamilk, MASAN,..

Các dự án đầu tư cần quan tâm tới vấn đề về môi trường, mức sống của người lao động,... đây là một trong những yêu cầu trong các hiệp định thương mại quốc tế. Doanh nghiệp muốn mở rộng được thị trường thì cần tuân theo các quy định, chuẩn mực của thế giới, từ đó vừa nâng cao chất lượng của sản phẩm Việt, vừa đẩy mạnh được thương hiệu, cạnh tranh được với những doanh nghiệp nước ngoài.

Thứ tư, bài nghiên đã chỉ ra tác động tích cực của doanh thu tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp muốn đẩy mạnh được đầu tư thì cần tăng trưởng doanh thu thuần của mình. Muốn vậy ngoài các ý kiến được nêu ở trên như sản phẩm sản xuất ra cần phù hợp với nhu cầu của thị trường hay việc đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng cần thuận tiện thì doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, bằng cách đẩy mạnh hoạt động trên các nền tảng số, các kênh thương mại điện tự, tạo ra sự trải nhiệm về sản phẩm trên cả vị giác và thị giác ngoài ra còn là xúc giác.

Có thể lấy dẫn chứng với dự án “Vườn trải nhiệm cà phê” tại Buôn Ma Thuột của hãng NESCAFÉ, tại đây khách hàng được tới trải nhiệm mọi công đoạn từ lúc hạt cà phê được gieo xuống đất đến khi có thành phẩm là cốc café trên bàn. Dự án này đã giúp khách hàng biết tới thương hiệu NESCAFÉ nhiều hơn, đồng thời tạo được uy tín trong lòng khách hàng về chất lượng của sản phẩm, qua đó phát triển thương hiệu và doanh thu được cải thiện dẫn chứng bằng lợi nhuận ròng của hãng này tăng 18,4% lên 5,8 tỷ franc Thụy Sỹ (6,45 tỷ USD) trong nửa đầu năm 2020,

mặc dù kinh tế toàn cầu đều chịu ảnh hưởng của dịch bênh. Với tư duy hoạt động như trên các doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể nghiên cứu để sáng tạo ra những cách làm mới trong việc đầu tư xây dựng hình ảnh của mình.

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ngành thực phẩm – đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w