Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ngành thực phẩm – đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 69 - 71)

5. Cấu trúc khoá luận

4.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Từ việc thu thập dữ liệu thứ cấp từ 35 doanh nghiệp Thực phẩm - đồ uống niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 6 năm từ 2015 đến 2020, sử dụng dữ liệu bảng phân tích bằng mô hình FEM, tác giả thấy rằng mô hình hồi quy đưa ra giải thích được tác động của đòn bẩy tài chính (LEV) tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp trong ngành Thực phẩm - đồ uống được niêm yết tại Việt Nam. Các biến kiểm soát được đưa thêm vào phương trình hồi quy để giải thích rõ ràng hơn về sự thay đổi mức đầu tư của doanh nghiệp là dòng tiền của doanh nghiệp trên tài sản cố định thuần (CF/K); cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp (Q), doanh thu thuần của doanh nghiệp (SALE/K); mức độ thanh khoản của doanh nghiệp (LiQ). Bài nghiên cứu đã đưa ra những kết luận như sau:

về đòn bẩy tài chính

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với quyết định đầu tư của doanh nghiệp trong ngành Thực phẩm - đồ uống niêm yết tại Việt Nam. Khi đòn bẩy tài chính tăng 1% sẽ làm giảm mức đầu tư của doanh nghiệp trên một đơn vị tài sản cố định của doanh nghiệp Thực phẩm - đồ uống là 96,5%. Kết quả này tương tự kết quả trong các nghiên cứu trước đây của Jensen (1986), Lang và các cộng sự (1996),Varouj và cộng sự (2005), Odit và Chittoo (2008), McConnell và Servaes (1995). Đồng thời phù hợp với lý thuyết đánh đổi, giải thích tại sao các doanh nghiệp có tỉ lệ nợ vay lớn lại hạn chế các cơ hội đầu tư. Khi doanh nghiệp có nhiều nợ vay, áp lực của chi phí phá sản khiến cho họ dè dặt trong các quyết định đầu tư của mình nhằm tránh những khủng hoảng tài chính do lợi ích từ là chắn thuế không đủ bù đắp chi phí phá sản.

về cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp

hội tăng trưởng của các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm đồ uống có tác động thuận chiều tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Tại mức ý nghĩa 5%, nếu cơ hội tăng trưởng tăng 1% thì mức đầu tư tăng 19%. Điều này đúng với lý thuyết đánh đổi, công ty có chỉ số tăng trưởng thấp, khi vay quá nhiều sẽ chịu áp lực từ chi phí phá sản, điều này sẽ làm hạn chế đầu tư của các doanh nghiệp này. Trái lại, những công ty có tốc độ tăng trưởng cao, họ có nguồn tiền tương đối ốn định nên áp lực từ lãi vay nhỏ hơn so với các công ty tăng trưởng thấp, do đó họ có thể gia tăng mức đầu tư của mình. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Jensen (1986), McConnell và Servaes (1995).

về doanh thu thuần của doanh nghiệp

Nghiên cứu chỉ ra có mối quan hệ thuận chiều giữa doanh thu thuần với quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Khi doanh thu thuần tăng 1% thì mức đầu tư của doanh nghiệp tăng 4,37%. Điều này cho thấy, khi doanh thu tăng lên các doanh nghiệp trong ngành Thực phẩm - đồ uống sẽ có xu hướng tăng đầu tư của mình. Xét trong thực tế, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam được duy trì ổn định, lạm phát không vượt quá 5% đồng thời nhu cầu về các sản phẩm trong ngành thực phẩm - đồ uống có tốc độ tăng trưởng dương và được dự báo mức tăng trong giai đoạn 2020 - 2025 được duy trì ở mức 5%. Theo quy luật cung - cầu, nhu cầu tăng lên khiến cho doanh nghiệp tăng sản lượng hàng hoá, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp tăng mức đầu tư, nâng cao chuỗi giá trị của mình nên. Kết quả trên cũng giống với nhận định của Varouj A. Aivazian và cộng sự (2005), Hemant B. Chittoo và Mohun Prasadsing Odit (2008).

về mức thanh khoản của doanh nghiệp

Từ nghiên cứu, ta thấy LIQ có tác động ngược chiều với mức đầu tư của doanh nghiệp. Khi mức thanh khoản tăng 1% thì mức đầu tư của doanh nghiệp giảm 4,01%. Điều này có thể giải thích bởi, một doanh nghiệp có mức thanh khoản cao chủ yếu khi có nhiều tiền mặt (hoặc TGNH), có nhiều hàng tồn kho, khoản phải thu lớn hoặc tiền vay ngắn hạn, tiền nợ phải trả thấp. Các hàng hoá trong ngành thực

phẩm - đồ uống thường có, thời gian sử dụng ngắn, để chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng là tốt nhất thì doanh nghiệp giảm thời gian tiêu thụ hàng tồn kho, nâng cao số vòng quay hàng tồn kho nên các doanh nghiệp phải tìm cách bán hàng sớm để thu hồi vốn. Từ đó, nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho kinh doanh, giảm thiểu được số tiền cần vay nợ. Như vậy có thể thấy, khi doanh nghiệp có thanh khoản cao, họ thường ưu tiên sử dụng nguồn vốn mình có cho việc thanh toán ngắn hạn, do vậy làm giảm mức đầu tư xuống. Kết quả này tương tự như trong nghiên cứu của Franklin John. S, Muthusamy. K (2011).

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ngành thực phẩm – đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w