5. Cấu trúc khoá luận
3.3 Tổng quan tình hình đầu tư của các doanh nghiệp ngành Thực phẩ m đồ uống
- đồ
uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Ngành thực phẩm - đồ uống những năm trở lại đây vẫn luôn chứng tỏ “sức nóng” với mức tăng trưởng về giá trị sản xuất dương hàng năm và được duy trì ổn định từ năm 2015 đến nay ở mức 6,83%/ năm với thực phẩm chế biến và 9,72% năm với đồ uống. Đồng thời kết hợp với định hướng phát triển ngành của chính phủ với ưu tiên tăng tỷ lệ chế biến các sản phẩm nông, thủy sản chủ lực, đưa các tiêu chuẩn quốc tế vào trong quá trình sản xuất, chế biến từ đó xây dựng thương hiệu và sức cạnh tranh cho sản phẩm sản xuất trong nước. Từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp trong ngành này mở rộng đầu tư, phát triển những chiến lược kinh doanh nhằm giữ chân được người tiêu dùng cũng như nâng tầm thương hiệu Việt.
Tiền chi đầu tư mua sắm tài sản cố định trung bình của các doanh nghiệp ngành thực phầm - đồ uống giai đoạn 2016 - 2020 là 248 tỷ đồng mỗi năm (Tác giả tự tổng hợp) và có sự tăng trưởng là 2,071% mỗi năm, đồng thời lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp trong ngành có mức tăng mỗi năm là 5% và có giá trị trung bình là 6.000 tỷ. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp trong ngành tương đối tốt. Có thể kể đến một số doanh nghiệp tiên phong trong việc đầu tư, nâng cấp dây chuyền sản xuất như Công ty Cổ phần Masan MEATLife,
thuộc tập đoàn MASAN, đây là một trong những tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực Thực phẩm - đồ uống với lợi nhuận trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2015- 2020 là 3.000 tỷ mỗi năm trong năm 2020 đã mạnh tay đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng để xây dựng 2 tổ hợp nhà máy sản xuất thịt mát chuẩn châu Âu ở Việt Nam.
■Tiền chi mua sắm TSCĐ
Biểu đồ 3. 7: Tiền chi mua sắm tài sản cố định của các doanh nghiệp ngành thực phẩm
đồ uống giai đoạn 2015 - 2020 (Đ.vị: Triệu đồng). Nguồn: Tác giả tự tổng hợp