5. Cấu trúc khoá luận
3.2 Thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp ngành Thực phẩ m-
trong ngành cùng với việc đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng đang thay đổi sang xu hướng thích tiêu dùng các sản phẩm rõ ràng nguồn gốc và có lợi cho sức khoẻ, điều quan trọng hơn với các doanh nghiệp là phải nâng cao chất lượng sản phẩm ngay từ các khâu trong chuỗi sản xuất của mình.
3.2 Thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp ngànhThực Thực
phẩm - đồ uống giai đoạn 2015 -2020
Vì những lợi ích của việc sử dụng đòn bẩy tài chính mà hầu hết các doanh nghiệp nói chung và các công ty ngành Thực phẩm nói riêng đều sử dụng nợ trong cơ cấu vốn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp lại có một tỷ suất nợ rất khác nhau mặc dù cùng trong một ngành, ví dụ như MSN có tỷ lệ trên 60%, SBT có tỷ lệ trên 50%, trong khi đó BBC chỉ có hơn 20% hay GTN là hơn 15%. Các công ty có hệ số nợ cao thường là những công ty có quy mô tài sản lớn, có thương hiệu mạnh trên thị trường và có giá cổ phiểu thường ở
mức tương tối cao. Đồng thời với đặc điểm là ngành tiêu dùng nhanh, các doanh nghiệp ngành này thường có nhu cầu cao về vốn ngắn hạn (tỉ lệ nợ ngắn hạn/tổng nợ thường trên 80%) nhằm đáp ứng các nhu cầu về thu mua nguyên vật liệu, tái sản xuất liên tục. Do đó, khả năng thanh khoản có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác khi xem xét giá trị trung bình tỉ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính của ngành là khoảng 40%. Đây là một tỉ lệ vừa phải, đảm bảo an toàn tài chính cho các doanh nghiệp, tuy nhiên thời gian tới tỉ lệ này sẽ có xu hướng tăng lên do nhu cầu về việc áp dụng các công nghệ số hoá để tối ưu dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp trước những áp lực từ việc thay đổi xu hướng tiêu dùng cũng như những yêu cầu mới của thị trường
Biểu đồ 3. 5: Tỉ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợ của các doanh nghiệp Thực phẩm - đồ uống niêm yết tại Việt Nam (2015 -2020). Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
0.48
■ Tỉ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính
Biểu đồ 3. 6: Tỉ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp ngành Thực phẩm - đồ uống niêm yết tại Việt Nam. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Trong năm 2017, toàn ngành có tỉ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính tăng đáng kể so với năm 2015 và 2016, cụ thể tỉ lệ này tăng khoảng 7% so với năm 2016. Các năm sau đó tỉ lệ này luôn dược duy trì ở mức trên 43%. Lí giải cho điều này là bởi kể từ năm 2017 là bởi trong năm này, nhiều mặt của kinh tế xã hội có dấu hiệu khởi sắc sau khi chịu những ảnh hưởng nặng nề do thiên tai 2016, mọi ngành nghề đều có động lực để tăng trưởng nhằm cải thiện doanh thu. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng đưa ra những chính sách tiến bộ, giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn còn tồn động trong qua trình hoạt động, có thể kể đến như việc ban hành nghị định số 68/2017/NĐ-CP về điều hành, phát triển cụm công nghiệp; đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp như động thái đưa chỉ thị số 20/CT-TTg, trong đó yêu cầu phía cơ quan chức năng với mỗi doanh nghiệp không được thanh tra quá 1 lần/năm.
Với tình hình thực tế đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng trong bối cảnh dịch bệnh, cùng với việc kết quả kinh doanh khả quan hơn so với những ngành nghề khác. Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh đầu tư có thể kể đến như Công ty Cổ phần Masan MEATLife đã công bố việc mở rộng hoạt động sang thị trường thịt gia cầm thông qua rót vốn 613 tỷ đồng để sở hữu 51% cổ phần tại Công ty 3F VIỆT đây là
bước đi chiến lược hướng đến tầm nhìn chuyển đổi Masan MEATLife thành một công ty hàng tiêu dùng thực thụ. Hay Công ty TNHH Meizan CLV đã lên kế hoạch mở rộng công suất nhà máy để đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm gia tăng. Theo dự kiến nhà máy này sẽ hoàn thành năm 2021, nâng công suất lên hơn 200% so với hiện tại.
Đồng thời theo số liệu của 18 ngân hàng, dư nợ cho vay đối với ngành Thực phẩm - đồ uống năm 2019 là 520.908 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 15,6% lớn thứ 2 trong cơ cấu cho vay của các ngân hàng. Điều này cho thấy các ngân hàng đang nhận định thấy khả năng tăng trưởng lớn mạnh của ngàng này cũng như khả năng sử dụng vốn an toàn của các doanh nghiệp.