Quan điểm của Myers

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ngành thực phẩm – đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34 - 35)

5. Cấu trúc khoá luận

2.3.2 Quan điểm của Myers

Theo nghiên cứu của Myers (1977) khi phân tích những tác động ngoại sinh được tạo ra bởi nợ lên quyết định đầu tư của các cổ đông (và của nhà quản lý). Ý tưởng là việc sử dụng nợ quá mức làm giảm ưu thế của cổ đông và nhà quản lý so với trái chủ trong việc đầu tư vào những dự án có NPV dương, vì các lợi ích thu được sẽ có ít nhất một phần thuộc về các trái chủ chứ không phải hoàn toàn đổ dồn về cho các cổ đông. Các doanh nghiệp có mức đòn bẩy cao gặp khó khăn trong việc huy động vốn để tài trợ cho các dự án có giá trị vì trái chủ thường áp đặt mức phí rủi ro (thanh khoản và kiệt quệ tài chính) vào lãi suất cho vay, làm cho chi phí lãi vay tăng cao có thể khiến các doanh nghiệp từ bỏ những cơ hội đầu tư có giá trị tăng trưởng như vậy. Do đó, doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao thì ít có khả năng tận dụng được những cơ hội tăng trưởng có giá trị so với các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính thấp.

Đồng thời ông cũng đưa ra một lý thuyết có liên quan là “Đầu tư dưới mức” (Myers - 1977), tập trung vào tác động của tính thanh khoản lên các doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ lớn, các doanh nghiệp này thường đầu tư ít hơn mặc dù cơ hội tăng trưởng của họ cao. Theo lý thuyết này, nếu nợ tạo ra đầu tư dưới mức, tác động này có thể được giảm thiểu bằng cách doanh nghiệp đưa ra những kế hoạch đầu tư hợp lý và hạ thấp mức đòn bẩy xuống. Do đó mối quan hệ thực nghiệm ngược chiều giữa đòn bẩy và tăng trưởng có thể vẫn nảy sinh thậm chí loại bỏ một số cơ hội tăng trưởng bởi vì nhà quản lý giảm mức độ sử dụng của đòn bẩy vào các cơ hội đầu tư trong tương lai.

Một vấn đề đại diện khác được Myers chỉ ra là “Vấn đề đầu tư quá mức” thể hiện mâu thuẫn giữa nhà quản lý và cổ đông, có thể hiểu như sau: nhà quản lý luôn có mong muốn mở rộng quy mô đầu tư của doanh nghiệp và có thể thực hiện những dự án giá trị thấp (NPV<0) lúc này nhà quản lý không những chỉ kiểm soát nhiều nguồn lực của doanh nghiệp, có thêm điều kiện để đòi hỏi nhiều đặc quyền và đồng thời có thể nâng cao mức độ cần thiết của họ trong doanh nghiệp, tuy nhiên điều này sẽ làm giảm lợi ích của cổ đông. Khả năng nhà quản lý thực hiện một chính sách như vậy là do sự tồn tại của dòng tiền tự do, khi dòng tiền vượt quá nhu cầu

cần thiết cho những dự án có NPV>0, trên quan điểm lợi ích của mình cổ đông muốn gia tăng cổ tức được chi trả. Tuy nhiên, khi sử dụng dòng tiền tự do vượt trội này để trả cổ tức, nghĩa là giảm đi nguồn vốn kiểm soát của các nhà quản lý, mà tổng nguồn vốn hay tổng tài sản là cơ sở tạo nên những lợi ích cho nhà quản lý. Đây được coi là chi phí đại diện của dòng tiền tự do và chi phí này có thể được giảm thiểu thông qua tài trợ bằng nợ. Vấn đề của tài trợ bằng nợ là các doanh nghiệp phải thanh toán lãi và gốc, buộc nhà quản lý phải thực hiện cam kết này bằng nguồn quỹ mà có thể nếu không được sử dụng thì có thể bị tài trợ cho những dự án có cơ hội tăng trưởng thấp. Do đó, đòn bẩy là một công cụ, giúp hạn chế vấn đề đầu tư quá mức, điều này cũng được đề cập tới trong những nghiên cứu của Jensen (1986), Stulz (1990), Zwiebel (1996), Novaes và Zingales (1995). Theo đó, tồn tại mối quan hệ nghịch chiều giữa nợ và quyết định đầu tư của công ty có cơ hội tăng trưởng thấp. Có nghĩa là khi doanh nghiệp có ít cơ hội tăng trưởng, ban quản lý không hứng thú với những dự án kém hiệu quả do áp lực phải trả nợ, từ đó giảm thiểu sự lạm quyền của ban quản lý đối với dòng tiền tự do của công ty và giảm thiểu đầu tư. thì khi nợ vay càng cao, doanh nghiệp càng ít đầu tư.

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ngành thực phẩm – đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w