Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
3.2.2.2. Hạn chế trong vai trò định hướng
Định hướng là biểu hiện của nhận thức. Nội dung nhận thức chưa đầy đủ, chưa sáng tỏ thì định hướng sẽ thiếu thực tiễn, hiệu quả không cao. Thực tiễn tái cơ cấu nền kinh tế vừa qua cho thấy, các kế hoạch định hướng được đưa ra chủ yếu mang tính định tính, thiếu tính định lượng, thiếu tính hành động cụ thể. Đây là điểm hạn chế lớn nhất trong vai trò định hướng của nhà nước giai đoạn vừa qua. Những nội dung trong các Đề án, kế hoạch chủ yếu tập trung xử lý các tình huống cấp thiết trước mắt mà khơng có được tính chiến lược dài hạn. Do đó, vai trị định hướng chưa đề cập đến những hoạt động tái cơ cấu nhằm cải thiện và nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao hiệu quả và sức cạnh trong cho nền kinh tế. Nhà nước chưa xác định được mơ hình cơ cấu nền kinh tế cụ thể phù hợp với các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam. Do đó trong quá trình định hướng, nhà nước chưa chỉ ra một cách cụ thể cần tác động vào đâu, vào khâu nào, ngành nghề lĩnh vực nào với mức độ tác động bao nhiêu và khi nào thì nhà nước ngừng tác động.
Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong giai đoạn 2011 - 2017 vừa qua, bên cạnh đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế của Chính phủ, hàng trăm đề án tái cơ cấu
đã được các cấp, các ngành, các doanh nghiệp ban hành. Điều này thể hiện sự thiếu tập trung trong vai trò định hướng của nhà nước. Việc có hàng trăm đề án tái cơ cấu từ tổng thể đến riêng lẻ chắc chắn sẽ tạo ra sự chồng chéo, thiếu kiểm sốt dẫn đến hiệu quả và tính khả thi của các đề án khơng cao. Thực tế cho thấy các đề án này cũng chỉ nặng tính hình thức, nội dung thực hiện khơng có nhiều giá trị trong việc tái cơ cấu tạo ra hiệu quả cao hơn cho nền kinh tế cũng như từng doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong vai trò định hướng, nhà nước chưa làm rõ hoặc chỉ ra được mơ hình cơ cấu hợp lý mà hoạt động tái cơ cấu cần hướng tới hoặc đạt được. Nhà nước cũng không định hướng được nên tái cơ cấu khâu nào, bộ phận nào của nền kinh tế để tạo ra những thay đổi căn bản cho cơ cấu nền kinh tế. Định hướng về đối tượng để tái cơ cấu vừa rộng lại vừa hẹp nhưng tính định hướng lại khơng cụ thể, quyết liệt. Do đó, hoạt động tái cơ cấu thời gian qua trở thành hoạt động mang tính phong trào nhiều hơn là tính bức thiết như nó vốn có.