Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
3.1.1.3. Tái cơ cấu các ngành sản xuất, dịch vụ
Tái cơ cấu các ngành sản xuất đã đạt được một số thay đổi về chuyển dịch tỷ trọng các ngành, theo ba hướng chính, bao gồm (i) tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ; (ii) tổ chức lại sản xuất theo chuỗi liên kết và (iii) tăng cường xuất khẩu và xúc tiến thương mại, qua đó hình thành cơ cấu ngành, nội bộ ngành hợp lý hơn, giá trị sản xuất tăng nhanh.
- Đề án tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nông thôn đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 và hiện nay đã được triển khai thực tại các địa phương. Chương trình tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nông thôn bám sát chủ trương tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế theo hướng nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng quy mô công nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng trong ngành nơng nghiệp. Trong đó đẩy mạnh thực
hiện các chính sách như "dồn điền đổi thửa", "cánh đồng mẫu lớn", "phối hợp bốn nhà",... Định hướng của tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, xây dựng cụm liên kết xoay quanh một số sản phẩm chính. Điều này cho phép người nông dân áp dụng khoa học cơng nghệ trong q trình sản xuất và qua đó giảm được chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Tái cơ cấu nơng nghiệp, nơng thơn có chuyển biến, nơng nghiệp phát triển toàn diện hơn theo hướng khai thác những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, ứng dụng khoa học - công nghệ và mức độ cơ giới hóa được nâng lên. Xây dựng nơng thơn mới có tiến bộ, bước đầu tạo được những bước chuyển biến tích cực bộ mặt của nơng thơn, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn đã được cải thiện; thu hút được nguồn lực và sự tham gia đông đảo của người dân. Đến hết năm 2017 có 2.884 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 32,3% tổng số xã. Cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nơng nghiệp được triển khai mạnh và phát huy hiệu quả, thể hiện rõ nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Công tác chế biến được quan tâm đầu tư ở tất cả các ngành hàng chủ lực như: lúa gạo, mía đường, cà phê, cao su, hồ tiêu, rau quả, gỗ, thủy sản, muối. Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng nhanh cả về khối lượng và kim ngạch, giai đoạn 2013 - 2015 đạt trung bình gần 29,5 tỷ USD/năm, đến năm 2017 đạt 36,37 tỷ USD, nhiều mặt hàng có vị thế cao trên thị trường thế giới, đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩt từ 1,0 tỷ USD trở lên. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp và thủy sản. Vì vậy, nơng nghiệp đã duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức khá cao, đạt bình quân 3,1%/năm, năm 2017 đạt 2,94% vượt mục tiêu (2,6% - 3,0%/năm). An ninh lương thực quốc gia được đảm bảo vững chắc.
- Tái cơ cấu công nghiệp và dịch vụ đang được triển khai với việc ban hành các văn bản chính sách như Đề án tái cơ cấu ngành công thương, chiến lược phát triển cơng nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Chương trình phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị cho 5 ngành, Chương trình Phát triển sản phẩm quốc gia,... Tỉ trọng công nghiệp chế tạo, chế biến trong GDP tăng từ 12,9% năm 2011 lên 14,4% năm 2017. Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm dần từ 11,4% năm 2012 xuống còn 7,1% năm 2017 [106]. Cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch phù hợp với tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, gia tăng dần tỷ trọng hàng cơng nghiệp
chế biến xuất khẩu. Tái cơ cấu ngành dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung đầu tư cơ sở vật chất và phát triển đa dạng các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm có năng lực cạnh tranh.