Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
3.1.2.1. Về mơ hình tăng trưởng
Nhìn chung, tái cơ cấu nền kinh tế chưa thay đổi cơ bản mơ hình tăng trưởng của nền kinh tế, chưa thay đổi được các cơ cấu kinh tế thiết yếu giúp tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững, nhất là trong bối cảnh của một nước có thu nhập trung bình thấp như Việt Nam. Theo Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020, mơ hình tăng trưởng kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào các yếu tố đầu vào, với chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế chậm được cải thiện. Tái cơ cấu kinh tế chưa thay đổi được bản chất mơ hình tăng trưởng. Bản chất mơ hình tăng trưởng vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, mở rộng quy mô, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đặc biệt là tính bền vững chưa đạt yêu cầu nêu ra trong Nghị quyết Đại hội XI và Kết luận số 10-KL/TW của Hội nghị Trung ương 3 khóa XI.
Tăng trưởng kinh tế những năm qua vẫn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố về vốn, tài nguyên, lao động trình độ thấp, chưa dựa nhiều vào tri thức, khoa học và cơng nghệ, lao động có kỹ năng. Trong giai đoạn vừa qua, việc gia tăng đầu vào (vốn và lao động) vẫn đóng góp khoảng 71% vào tăng trưởng. Vốn con người, công nghệ, hiệu quả quản lý của nhà nước (thể hiện gộp trong TFP) chỉ đóng góp khoảng 29%. Nếu bóc tách các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng năng suất lao động thì vốn con người và năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) cũng chỉ đóng góp tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là do tăng cường độ vốn. Do đó, gia tăng năng suất lao động cũng chủ yếu nhờ đóng góp của vốn. Đóng góp của TFP vào tăng trưởng vẫn thấp hơn so với các nước khác trong khu vực ở cùng giai đoạn.
Việc chuyển dịch và hiện đại hóa cơ cấu ngành kinh tế tiếp tục chậm lại, hoặc thậm chí tiến triển theo chiều hướng xấu đi. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa 30 năm qua chưa đạt được yêu cầu. Tỷ trọng của giá trị gia tăng ngành chế tạo trong GDP đang chững lại và sụt giảm xuống mức thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Cơ cấu các ngành theo mức độ tạo ra giá trị gia tăng, tỷ lệ giá trị gia tăng trên tổng giá trị sản xuất (VA/GO) có xu hướng giảm dần rất đáng lo ngại; xu thế mở rộng quy mơ theo hình thức gia cơng là chính đang chiếm ưu thế. Tỷ lệ hàng xuất khẩu có hàm lượng cơng nghệ thấp vẫn cịn cao, thậm chí cịn tăng. Chất lượng FDI thấp, một số dự án gây ô nhiễm môi trường, gây hậu quả nặng nề về kinh tế - xã hội. Kết nối với khu vực kinh tế trong nước yếu. Mục đích quan trọng của thu hút đầu tư FDI, tăng trưởng tận dụng ngoại lực là tiếp thu công nghệ, kỹ năng vào trong nước, làm tăng năng lực cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp trong nước lại chưa đạt được. Một số ngành đã tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu, nhưng chỉ ở cơng đoạn có giá trị gia tăng thấp, trước hết là điện tử (điện thoại di động, thiết bị văn phòng, dệt may, da giày), cho nên dù năng lực cạnh tranh của ngành có tăng lên, nhưng giá trị gia tăng vẫn thấp.