Duy trì mơi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi, ổn định

Một phần của tài liệu Luận án. Dinh Van Trung (Trang 71 - 76)

Môi trường kinh tế vĩ mô luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong tái cơ cấu vì nó tổng hợp mọi yếu tố cơ bản cho nền kinh tế phát triển ổn định. Duy

trì ổn định nền kinh tế vĩ mơ chính là nhiệm vụ tổng quát trong tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2017. Thực hiện nhiệm vụ này, ngay thời gian đầu xảy ra khủng hoảng, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp tổng hợp nhằm ngăn chặn đà suy thoái của nền kinh tế, ổn định nền kinh tế vĩ mô, ổn định đời sống xã hội. Kế hoạch triển khai thực hiện dựa trên mục tiêu, quan điểm, định hướng và giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 18/10/2011 của Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 28/11/2011 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 về phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020, ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 19/6/2013 về một số nhiệm vụ triển khai trong ba năm 2013 - 2015 nhằm thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020 trong đó xác định danh mục

58 nhiệm vụ cụ thể ưu tiên thực hiện, chỉ định cụ thể cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, thời hạn hồn thành và kết quả phải đạt được. Nhờ những hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, hoạt động tái cơ cấu đã đưa nền kinh tế vĩ mô dần dần ổn định, cụ thể:

- Về tăng trưởng kinh tế, trong 6 năm kể từ khi cuộc suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính tồn cầu diễn ra, nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân giai đoạn 2011 - 2017 đạt 6,1%/năm. Đây là thành tựu hết sức quan trọng mà Việt Nam đạt được trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế 6 năm qua. Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Trong đó, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,12%/năm; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 7,22%/năm; khu vực dịch vụ đạt 6,68%/năm [106].

Đơn vị tính: %

Hình 3.1: Tăng trưởng GDP giai đoạn 2010 - 2017

Nguồn: [106].

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 - 2017 tuy thấp hơn tốc độ tăng bình quân 6,32%/năm của giai đoạn 2006 - 2010, nhưng vẫn là quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao của khu vực và thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng dân số nên GDP bình quân đầu người đã tăng từ 1.517 USD/người năm 2011 lên 2.385 USD/người năm 2017. Quy mô nền kinh tế thể hiện qua chỉ tiêu GDP ngày càng được mở rộng. Năm 2015 GDP theo giá hiện hành đạt 4.192,9 nghìn tỷ đồng, năm 2017 đạt 5.007,9 nghìn tỷ đồng [106].

Bảng 3.1: So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các năm

Đơn vị tính: %

Khu vực, quốc gia Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2007 2010 2013 2015 2016 2017

Thế giới 5,1 3,3 3,5 3,5 3,8 3,7 Khu vực châu Âu 2,7 1,7 1,5 1,2 1,7 2,2 Châu Á - Thái Bình Dương 8,3 7,1 6,8 5,5 5,2 5,4 Việt Nam 6,48 6,78 5,42 6,68 6,21 6,81

Nguồn: [106].

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng này đang thay đổi tích cực hóp phần tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, biểu hiện thông qua tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc gia (GDP).

Bảng 3.2: Tỷ trọng lĩnh vực kinh tế trong GDP

Đơn vị tính: %

Năm Nơng nghiệp Cơng nghiệp và xây dựng Dịch vụ

1986 45 21,6 33,4 2014 18,12 38,5 43,38 2015 17 33,25 39,73 2016 16,32 32,72 40,92 2017 15,34 33,34 41,32 Nguồn: [106].

- Lạm phát: Cuối năm 2010, lạm phát hai con số kéo dài 13 tháng đến tháng 10 năm 2011 khiến cho CPI tăng đến 11,75% trong năm 2010 và 18,13% trong năm 2011. Trước tình hình trên, Chính phủ và các cấp, các ngành đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng giảm mạnh từ 2 con số năm 2011 (18,13%) xuống còn 6,04% năm 2013 và còn 0,60% năm 2015. Năm 2016, lạm phát đã gia tăng lên 4,74%, cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Năm 2017, lạm phát là 3,53%, đạt mục tiêu đề ra trong tái cơ cấu là lạm phát năm 2017 thấp hơn 4%. việc chặn đứng đà lạm phát và bất ổn vĩ mô để tạo nền tảng cơ bản cho phục hồi kinh tế vĩ mô giai đoạn kế tiếp là thành tựu lớn của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế [106].

Đơn vị tính: %

Hình 3.2: Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế Việt Nam 10 năm qua

Nguồn: [106].

- Tình trạng thâm hụt vãng lai, thâm hụt thương mại dần được cải thiện, bước đầu có thặng dư. Cán cân vãng lai nhiều năm ở trạng thái thâm hụt, năm 2008 đạt mức kỷ lục là 8,5 tỉ USD, chiếm 11% GDP. Tuy nhiên, do xuất khẩu tăng mạnh hơn nhập khẩu và lượng kiều hối vào Việt Nam tăng khá lớn nên cán cân vãng lai năm

2012 đạt thặng dư 9,2 tỉ USD, bằng 5,8% GDP và năm 2013 ước tính đạt 9,4 tỉ USD, bằng 5,5% GDP. Năm 2016 cán cân tổng thể thặng dư 8,39 tỉ USD, năm 2017 là 12,5 tỉ USD, cao nhất trong sáu năm trở lại đây. Nếu so với mức thâm hụt hơn 6 tỉ USD trong năm 2015 thì rõ ràng cán cân tổng thể đã có sự cải thiện tích cực.

Tổng mức lưu chuyển ngoại thương hàng hóa, dịch vụ 5 năm 2011 - 2015 đạt 1.441,2 tỷ USD, gấp gần 2,1 lần giai đoạn 2006 - 2010, trong đó xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ đạt 707,0 tỷ USD, gấp 2,3 lần; nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ đạt 734,2 tỷ USD, gấp 1,9 lần. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương hàng hóa 5 năm 2011 - 2015 đạt 1.321,7 tỷ USD, gấp 2,1 lần giai đoạn 2006 - 2010; tổng mức lưu chuyển ngoại thương dịch vụ 119,5 tỷ USD, gấp 1,7 lần. Tính chung 5 năm 2011 - 2015, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ/GDP đạt 84,4%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ/GDP đạt 83%. Tỷ lệ này năm 2017 lần lượt là 97,2% với giá trị xuất khẩu là 214 tỷ USD, và 95,9% với giá trị nhập khẩu là 211 tỷ USD [106].

Đơn vị tính: %

Hình 3.3: Giá trị xuất nhập khẩu và cán cân thương mại từ 2005-2017

Nguồn: [106].

- Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong 6 năm qua được kiểm sốt chặt chẽ. Mặc dù có thời gian nền sản xuất bị đình trệ, số doanh nghiệp ngừng sản xuất, tạm ngừng sản xuất tăng cao, song do đặc thù của lao động Việt Nam nên tỷ lệ thất nghiệp được giữ ổn định trong phạm vi cho phép, không tạo ra biến động bất lợi cho kinh tế - xã hội. Năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp của lao động là 2,24%, trong đó khu vực thành thị là 3,18%; khu vực nơng thôn là 1,78%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) là 7,51%, trong đó khu vực thành thị là 11,75%; khu vực nơng

thôn là 5,87%. Tỷ lệ 1,63%, trong đó khu

thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2017 là vực thành thị là 0,85%; khu vực nông thôn là 2,07% [106].

Một phần của tài liệu Luận án. Dinh Van Trung (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w