Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
3.1.2.4. Tái cơ cấu các ngành kinh tế
Quá trình tái cơ cấu các ngành kinh tế chưa tạo ra được sự thay đổi mang tính tích cực đủ lớn trong cơ cấu kinh tế giữa các ngành, nội ngành.
- Tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tiến triển chậm so với sức ép hội nhập và biến đổi khí hậu: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu của các ngành kinh tế, và nội ngành kinh tế, ở nơng thơn khơng đồng đều. Tích tụ đất nơng nghiệp vẫn đang chậm và còn nhiều ách tắc. Sự thay đổi trong mơ hình sử dụng đất cũng diễn ra tương đối chậm; đa dạng hóa cây trồng vẫn cịn ở giai đoạn ban đầu. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất cịn chậm. Sản xuất nơng nghiệp cịn dựa chủ yếu vào kinh tế hộ nhỏ lẻ, phân tán và lạc hậu; còn chia cắt giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Thu hút đầu tư cho phát triển nơng nghiệp và nơng thơn cịn hạn chế. Giá các loại nơng sản vẫn cịn khá bấp bênh; thu nhập và đời sống của đa số nông dân vẫn thấp.
Thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới chưa được tận dụng có hiệu quả. Giá trị gia tăng, năng suất lao động của ngành nông nghiệp thấp hơn so với các nước trong khu vực (nếu xem xét chỉ số giá trị gia tăng/lao động, giá trị gia tăng/chi phí đầu vào). Chất lượng tăng trưởng nơng nghiệp cịn thấp, chủ yếu dựa trên tăng vụ và tăng sử dụng vật tư đầu vào (phân bón) và tài ngun (ví dụ nước). Chi phí cho sản xuất nơng nghiệp ở Việt Nam cao; chưa áp dụng phổ biến công nghệ cao,
công nghệ xanh và sạch để đạt được năng suất và chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, vì vậy giá xuất khẩu thường thấp hơn sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực từ 5 - 10%; lực lượng lao động trong ngành nơng nghiệp vẫn cịn rất lớn. Tổ chức sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản tuân thủ các tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt như VietGAP, Global Gap và tương đương còn hạn chế, dẫn tới chất lượng sản phẩm và an tồn thực phẩm cịn thấp. Tình trạng bn bán vật tư giả, chất lượng kém, lạm dụng thuốc trừ sâu, sử dụng chất cấm trong sản xuất vẫn diễn ra phức tạp.
- Tái cơ cấu công nghiệp và dịch vụ chưa tạo ra được sự thay đổi căn bản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả: Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần và của nông nghiệp giảm đi theo hướng công nghiệp hố nhưng vẫn chưa có thay đổi đáng kể trong bản chất tăng trưởng của ngành. Chưa có đề án tái cơ cấu thực chất ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ hướng về nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh quốc tế.
Tái cơ cấu công nghiệp chưa tăng được giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh quốc tế của ngành. Đổi mới công nghệ và phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao cịn chậm; tỉ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngồi cịn thấp, năng suất lao động ngành chế biến chế tạo thấp. Tỉ trọng công nghiệp chế tạo chỉ đạt khoảng 20% GDP năm 2017, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực [106]. Chưa phát triển được nhiều sản phẩm có giá trị cơng nghệ cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Quy hoạch phát triển các ngành cơng nghiệp nền tảng và cơng nghiệp hỗ trợ chưa có định hướng chiến lược rõ ràng, hiệu quả thấp. Tăng trưởng vẫn nhờ vào mở rộng quy mô những ngành sử dụng nhiều lao động, hàm lượng cơng nghệ thấp, cịn ít các ngành cơng nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ kém phát triển dẫn đến tỷ trọng giá trị trong nước của sản phẩm thấp và tiếp tục phụ thuộc vào nhập khẩu đầu vào. Số lượng quy hoạch các ngành cơng nghiệp có nhiều, nhưng hiệu lực và hiệu quả thực thi thấp, chưa tác động đáng kể đến thay đổi bản chất tăng trưởng ngành. Đổi mới công nghệ và phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơng nghệ cao cịn chậm; tỉ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngồi cịn thấp, năng suất lao động ngành chế biến chế tạo còn thấp.
Tái cơ cấu các ngành dịch vụ được triển khai chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là gia tăng các dịch vụ có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học, công nghệ cao. Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học, cơng nghệ cao
như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thơng, vận tải hàng khơng, chăm sóc sức khỏe,... có nhiều tiềm năng phát triển nhưng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chất lượng dịch vụ cịn thấp, tính chun nghiệp chưa cao. Hệ thống phân phối cịn nhiều bất cập, chi phí trung gian lớn, chưa kết nối thông suốt, hiệu quả và chưa bảo đảm hài hịa lợi ích giữa các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ. Phát triển du lịch còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; chất lượng dịch vụ cịn thấp, tính chun nghiệp chưa cao.
Đến nay tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam chủ yếu do đóng góp của chuyển dịch cơ cấu từ ngành có năng suất lao động thấp sang ngành có năng suất lao động cao hơn, đóng góp của tăng năng suất nội bộ ngành có cải thiện, nhưng vẫn thấp. Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn dắt tăng trưởng năng suất lao động, nhưng tiếp tục tập trung cao ở những ngành công nghệ thấp (dệt may, da giày, chế biến thực phẩm) đến trung bình (sản xuất kim loại, thiết bị điện, phương tiện vận tải,…). Ngành công nghệ cao (điện tử) tập trung ở khu vực có vốn nước ngồi lại hoạt động ở khâu lắp ráp, nhập khẩu linh phụ kiện, có giá trị trong nước rất thấp, chủ yếu tận dụng lao động chi phí rẻ và ưu đãi chính sách nên khơng thể tạo đột phá về tăng trưởng năng suất lao động, nhất là khi chi phí lao động ngày đã càng trở nên đắt hơn ở Việt Nam.