Hạn chế trong vai trò thực hiện và tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Luận án. Dinh Van Trung (Trang 107 - 112)

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng

3.2.2.4. Hạn chế trong vai trò thực hiện và tổ chức thực hiện

Quá trình tổ chức thực hiện tái cơ cấu kinh tế cịn thiếu hiệu lực, phân tán, chưa có sự điều phối và giám sát đủ mạnh từ trung ương đến địa phương. Một số lĩnh vực và đề án tái cơ cấu chưa có các mục tiêu lượng hóa cụ thể để thực hiện và giám sát thực hiện. Một số nội dung tái cơ cấu triển khai còn chậm so với kế hoạch. Nhiều đề án tái cơ cấu đã được ban hành nhưng nội dung đề án còn chung chung, thiếu chỉ tiêu đánh giá, chưa thể hiện rõ định hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng (nâng cao năng suất, chất lượng, ứng dụng khoa học công nghệ, vốn con người). Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao, kỷ luật, kỷ cương khơng

nghiêm. Nhà nước cịn can thiệp trực tiếp, q lớn trong nền kinh tế. Vẫn cịn tình trạng bao cấp, xin - cho trong xây dựng và thực hiện một số cơ chế, chính sách.

Một số bộ ngành, địa phương chậm ban hành kế hoạch, chương trình hành động tái cơ cấu nền kinh tế; nội dung chương trình hành động, chưa có mục tiêu rõ ràng, chưa bám sát mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng và phân bổ các nguồn lực phát triển và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Việc triển khai chủ trương tái cơ cấu chưa được đồng bộ ở các Bộ, ngành, địa phương. Đa số các Bộ, ngành, địa phương chưa thực sự chú ý đến việc thực hiện các đề án, kế hoạch đã ban hành, chưa tổ chức theo dõi, đánh giá thường xuyên các báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện. Việc rà sốt, cập nhật, báo cáo đánh giá tình hình triển khai và kết quả nhiệm vụ tái cơ cấu chưa được thực hiện một cách nghiêm túc.

Một số người đứng đầu các bộ ngành ở Trung ương, địa phương còn chưa thực sự coi tái cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng của ngành, địa phương là nhiệm vụ trọng tâm, cần ưu tiên; chưa gắn tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng với phát triển kinh tế xã hội ngành và địa phương. Trong một số trường hợp, tư duy nhiệm kỳ, cục bộ lợi ích là một rào cản đối với thực hiện hiệu quả các biện pháp tái cơ cấu kinh tế.

Nhận thức và năng lực thực thi của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế của chúng ta cịn kém. Từ đó dẫn đến những nhận thức và hành động thực tiễn tái cơ cấu nền kinh tế chưa đầy đủ, chưa đúng, chưa trúng bản chất các hiện tượng kinh tế, hiệu quả chưa cao.

Nhà nước chưa giải quyết triệt để sự chia cắt theo địa giới hành chính về khơng gian kinh tế, đặc biệt sự chia cắt theo địa giới hành chính về đầu tư hạ tầng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế, thu chi ngân sách và phát triển nguồn nhân lực. Từ đó, cơ chế phân bổ và sử dụng nguồn lực phát triển quốc gia bị chi phối bởi địa giới hành chính, dẫn đến nguồn lực của nền kinh tế được phân bổ dàn trải, thiếu đồng bộ, thiếu bổ sung và phối hợp lẫn nhau để tạo nên sức mạnh kinh tế tổng thể của vùng và của quốc gia.

Nguồn lực cho tái cơ cấu kinh tế còn hạn chế. Đáng lưu ý là trong khủng hoảng, dư địa tài khóa khá hạn hẹp, thâm hụt ngân sách nhà nước liên tục ở mức cao, nợ công gần chạm trần cho phép, nợ Chính phủ đã xấp xỉ vượt trần cho phép. Nhiệm vụ nhiều nhưng dư địa thực hiện lại rất hạn hẹp khi nợ công từ đầu nhiệm kỳ là 64,8%, sát trần nợ công Quốc hội cho phép, tỉ lệ trả nợ công trên thu ngân sách là 27,3% (giới hạn là 25%), nợ xấu ngân hàng thì cao, năng lực tổ chức tín dụng yếu

kém, khơng cịn dư địa cho đầu tư pháp triển. Tăng trưởng của cả nước chủ yếu đến từ việc khai thác các tiềm năng sẵn có chứ khơng có thêm từ ngân sách, tín dụng.

Khả năng hoạch định chính sách, kế hoạch của bộ máy nhà nước vẫn còn nhiều bất cập. Điều này xuất phát từ năng lực nhận thức và hành động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế. Năng lực phân tích, dự báo của chúng ta cịn kém hiệu, số liệu thống kê thiếu chính xác. Việc quy hoạch cịn chồng chéo, khơng khoa học, khơng thống nhất giữa các cấp quản lý nhà nước. Năng lực, cách thức hoạch định chính sách của một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước còn yếu so với đòi hỏi cao của mức độ tự do hoá thị trường, với phân cấp, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu tăng trưởng nhanh, bền vững. Trong một số trường hợp, thể chế quản lý nhà nước chưa nhận biết kịp thời và đầy đủ các vấn đề và thách thức đối với nền kinh tế để đưa ra những phản ứng chính sách kịp thời và hiệu quả, hoặc khơng thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách tái cơ cấu đã được ban hành. Vì vậy vai trị định hướng của nhà nước thường chung chung, khơng cụ thể, chủ yếu mang tính lý luận, định tính, thiếu tính định lượng cũng như sự phân cơng, phân nhiệm.

Q trình thực hiện và tổ chức thực hiện, nhà nước chưa thúc đẩy được vai trò giám sát các tổ chức chính trị - xã hội và người dân đối với tái cơ cấu nền kinh tế. Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình liên quan tới tái cơ cấu nền kinh tế còn chưa cao. Vai trò giám sát, phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội và người dân đối với nhà nước và thị trường còn yếu, chưa được phát huy đầy đủ. Việc tổ chức thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế còn tập trung tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, trong khi tái cơ cấu nền kinh tế là một nhiệm vụ lớn và bao trùm, đòi hỏi sự chỉ đạo, giám sát mạnh mẽ của toàn bộ hệ thống chính trị - xã hội.

Đổi mới thể chế kinh tế còn nhiều thách thức cơ bản. Những vấn đề cơ bản của thể chế điều chỉnh quan hệ nội bộ các bộ máy nhà nước, gia tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình hầu như chưa được giải quyết. Việc phân cấp, phân quyền thiếu sự giám sát hiệu quả và sự điều phối chung của nhà nước dẫn đến hiện tượng đầu tư thiếu trọng điểm, trùng lắp và hiệu quả chưa cao. Hệ thống hành chính cơng chưa theo ngun tắc của hệ thống chức nghiệp thực tài. Công chức, viên chức được trả lương thấp, thiếu nhân sự có chun mơn về phân tích, hoạch định chính sách, việc tuyển dụng và thăng thưởng vẫn cịn dựa trên quan hệ khép kính, nội bộ hoặc thâm niên thay vì một cơ chế mở, cạnh tranh dựa trên năng lực. Đạo đức công chức bị dư luận nghi ngờ, các hiện tượng tham nhũng trong kinh tế chưa được xử lý toàn diện, căn bản.

Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, chưa thể hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước. Hầu hết doanh nghiệp tư nhân quy mơ cịn nhỏ, thiếu liên kết, khả năng ứng phó với các rủi ro yếu, nhiều doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động chủ yếu trong các ngành sử dụng nhiều lao động, khai thác tài nguyên và còn hạn chế trong chuyển giao cơng nghệ và trình độ quản lý tiên tiến.

Trình độ phát triển của các loại thị trường thấp, vận hành chưa thật sự đồng bộ, thông suốt, trong đó, thị trường lao động và thị trường dịch vụ cơng cơ cấu chưa hợp lý; thị trường tài chính - tiền tệ và thị trường bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro; thị trường khoa học - công nghệ phát triển chậm.

Hội nhập kinh tế quốc tế chưa kết hợp và phát huy tốt nguồn lực bên ngoài với nguồn lực trong nước để phát triển. Các nỗ lực đổi mới kinh tế trong nước chưa thật sự đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Nhiều bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp thiếu chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch tồn diện, cụ thể, chuẩn bị các điều kiện và năng lực về mọi mặt để khắc phục khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội do hội nhập đem lại.

Việc tự do hóa thương mại, đầu tư trong một số thị trường, lĩnh vực chưa sát hợp với thực tế phát triển của nền kinh tế. Chậm xây dựng hàng rào kỹ thuật cần thiết và hệ thống quản lý thị trường đủ năng lực và hiệu quả để bảo vệ thị trường trong nước, duy trì mơi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, ngăn chặn gian lận thương mại, hàng giả, hàng lậu và hàng độc hại.

Có thể nói giai đoạn tái cơ cấu vừa quá mới dừng lại ở phục hồi ổn định vĩ mô và cắt giảm thiệt hại do phân bổ nguồn lực không hiệu quả trong giai đoạn trước. Giai đoạn tiếp theo cần tập trung thay đổi cơ cấu nền kinh tế, sản xuất và kinh doanh theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng, làm bệ đỡ cho tăng trưởng lâu dài. Từ kết quả hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2017 như phân tích trên, chúng ta thấy nguyên nhân tổng hợp của những kết quả đó là chưa xác định, đánh giá và phát huy hết vai trò của nhà nước. Đặc biệt, với mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của nhà nước càng trở nên quan trọng, thậm chí có vai trị quyết định trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong đó có hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế. Nội dung này không chỉ là nguyên lý của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, của chế độ chính trị do

một đảng cầm quyền mà đã được thể chế hóa trong Hiến pháp, pháp luật của nhà nước ta. Do đó, nhà nước cần phát huy hơn nữa vai trò trong hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế trong giai đoạn tới.

3.2.2.5. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế nêu trên xuất phát từ hai ngun nhân cơ bản, đó là thể chế kinh tế chính trị và bộ máy tổ chức nhà nước về quản lý kinh tế.

Thứ nhất, đó là thể chế kinh tế chính trị quy định mối quan hệ giữa nhà nước

và thị trường. Xuất phát từ thể chế kinh tế chính trị, hiện nay mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường ở Việt Nam còn nhiều nội dung chưa thống nhất, chưa rõ ràng trong việc phân định trách nhiệm, phạm vi, nội dung. Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường như vậy đã tạo ra những rào cản lớn về nhận thức trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Trước những hiện tượng khủng hoảng của nền kinh tế, nhà nước sẽ nhận thức thế nào. Đó sẽ là cơ sở đầu tiên để tiến hành tái cơ cấu. Nhận thức ấy hiện nay bị chi phối toàn diện bởi nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những nhận thức đó đúng hay sai hiện cũng chưa có căn cứ khoa học để khẳng định. Chính những nhận thức đó ảnh hưởng trực tiếp và có tính quyết định đến vai trị của nhà nước trong quản lý nền kinh tế nói chung, trong tái cơ cấu nền kinh tế nói riêng.

Thứ hai, đó là tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế của Việt Nam. Bộ

máy tổ chức nhà nước ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu. Do đó, nguyên nhân trực tiếp cho những hạn chế của vai trò nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam vừa qua, không đâu khác chính là tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý kinh tế. Hiện nay, tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý kinh tế của Việt Nam còn cồng kềnh, chồng chéo, nhiều cấp từ trung ương đến địa phương, nhiều cấp quản lý trung gian. Đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý nhà nước về kinh tế cịn thiếu hiểu biết về kinh tế thị trường. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước như vậy đã ảnh hưởng tới hiệu lực, hiệu quả của quá trình quản lý kinh tế, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính, tạo ra sự chia cắt hành chính trong nền kinh tế, gây khó khăn trong việc tập trung nguồn lực, trong việc kiểm soát, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý kinh tế cũng như các hoạt động kinh tế, từ đó làm suy giảm vai trị của nhà nước.

Chương 4

Một phần của tài liệu Luận án. Dinh Van Trung (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w