Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
3.1.2.3. Việc thực hiện ba trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế
- Tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công: Việc tái cơ cấu đầu tư công giai đoạn 2011 - 2017 về cơ bản mang tính tình huống, ngắn hạn, chủ yếu xử lý thực trạng đầu tư vượt quá khả năng cân đối vốn, đầu tư dản trải, lãng phí, phân tán, thiếu đồng bộ đã tồn tại nhiều năm hơn là thiết lập một thể chế mới để quản lý vốn đầu tư nhà nước và một hệ thống động lực mới thúc đẩy các bộ, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan nâng cao hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư nhà nước. Do đó, kết quả tái cơ cấu đầu tư cơng cịn khiêm tốn. Nhiều vấn đề tái cơ cấu thể chế quản lý đầu tư công (bao gồm các thể chế về quản lý ngân sách, quy hoạch, lựa chọn dự án, thực hiện dự án, quản lý xây dựng, đánh giá, giám sát dự án) chưa được giải quyết, dẫn đến chất lượng của thể chế quản lý đầu tư công Việt Nam cịn chưa tốt so với thơng lệ quốc tế.
Về cơ cấu đầu tư, vốn đầu tư nhà nước tiếp tục chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư xã hội và chưa có xu hướng giảm sút. Trong một số ngành, vốn đầu tư nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ quá lớn trong tổng đầu tư. Cơ cấu đầu tư nội bộ ngành, lĩnh vực cịn chưa hợp lý (chi nơng nghiệp chủ yếu vào hệ thống thủy lợi, chi giao thông vận tải chủ yếu vào đường bộ) và chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa chi đầu tư và chi thường xuyên (đảm bảo trang thiết bị, vận hành, duy tu, bảo dưỡng).
Tình trạng lãng phí, thất thốt, chi chưa đúng chế độ, chính sách, khơng bố trí đủ nguồn vốn, chất lượng cơng trình thấptrong đầu tư và xây dựng vẫn chưa được giải quyết căn bản. Tình trạng nợ xây dựng cơ bản và ứng trước đầu tư lớn thể hiện kỷ luật đầu tư cơng vẫn cịn chưa chặt chẽ, dẫn đến áp lực đối với điều hành và cân đối ngân sách nhà nước. Phân cấp đầu tư theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư của ngân sách địa phương khiến nguồn vốn để đầu tư cho các cơng trình có quy mơ lớn phục vụ liên kết vùng bị hạn chế đáng kể.
Nguy cơ tái diễn đầu tư phân tán, dàn trải và kém hiệu quả vẫn rất lớn. Hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư nói chung, và đầu tư cơng nói riêng, cịn thấp hơn so với hiệu quả đầu tư và đầu tư công của các nước trong khu vực. Chỉ số ICOR bình quân giai đoạn 2011 - 2017 là 5,3 vẫn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Chỉ số này của một số quốc gia trong khu vực như Malaysia là 5,3, Indonesia là 4,64, Philippine là 4,1 [78]. Sự sút giảm tỷ trọng đầu tư công chưa đi cùng với gia tăng tương xứng đầu tư tư nhân, nhất là tư nhân trong nước. Tiếp tục tồn tại các rào cản thể chế, môi trường kinh doanh chưa bình đẳng và cơng bằng dẫn đến các
doanh nghiệp tư nhân trong nước chưa có động lực và được khuyến khích mạnh mẽ đầu tư dài hạn, đầu tư quy mô lớn đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh.
- Tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là doanh nghiệp nhà nước: Một số cơ chế chính sách liên quan đến sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ban hành chưa kịp thời; một số Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp chưa tích cực, chủ động chỉ đạo triển khai thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Tỷ lệ vốn nhà nước ở các cơng ty cổ phần cịn cao làm giảm mức độ hấp dẫn tham gia của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp và là rào cản của quá trình thay đổi nền tảng quản trị.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa góp phần làm giảm vai trò kinh doanh trực tiếp của nhà nước. Giá trị vốn nhà nước thu về từ tái cơ cấu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp, do vậy chưa đạt mục tiêu phân bổ lại nguồn lực của kinh tế nhà nước nói riêng, của nền kinh tế nói chung. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục phân tán, trách nhiệm giải trình rất thấp và cơng tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chưa được chú trọng đúng mức. Việc đổi mới, phát triển và tiến tới áp dụng đầy đủ khung quản trị hiện đại theo thông lệ, việc thực hiện nghiêm kỷ cương hành chính nhà nước và kỷ luật thị trường, đổi mới hệ thống địn bẩy khuyến khích bảo đảm doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường và cạnh tranh bình đẳng như các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác chưa có kết quả rõ nét. Hiệu quả của khu vực doanh nghiệp nhà nước chậm được cải thiện, phát sinh nhiều vụ tiêu cực và thất thốt quy mơ lớn. Lợi nhuận của cả khu vực doanh nghiệp nhà nước cao hơn mức trung bình của hệ thống doanh nghiệp, nhưng chủ yếu đến từ một số tập đồn, tổng cơng ty quy mơ lớn trong các ngành có tính độc quyền tự nhiên, cịn phần lớn doanh nghiệp nhà nước có kết quả kinh doanh thấp, đặc biệt khi so sánh với doanh nghiệp FDI. Các đề án tái cơ cấu của từng tập đồn, tổng cơng ty cịn mang tính đối phó, chưa đưa ra được những đổi mới, cải cách cơ bản.
Khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển chậm, thiếu liên kết, thiếu tập trung trong khu vực phi chính thức, quy mơ nhỏ, với cơng nghệ phần lớn lạc hậu, khó khai thác được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Các doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn chủ yếu tập trung trong lĩnh vực bất động sản và thương mại, rất ít doanh nghiệp lớn trong ngành chế tạo, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
- Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng cịn chậm, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vẫn còn cao và tiềm ẩn rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô. Thời gian qua, nợ xấu mới được khoanh vùng nhưng chưa được xử lý dứt điểm làm cho lãi suất vẫn cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với an tồn, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cơ cấu tín dụng cịn nhiều bất cập, khơng khuyến khích đầu tư vào đào tạo nhân lực và đổi mới cơng nghệ (ví dụ cho vay ngắn hạn khơng khuyến khích đầu tư cho đổi mới cơng nghệ). Năng lực tài chính, quản trị, kiểm tra, giám sát nội bộ của một số tổ chức tín dụng cịn yếu. Sở hữu và hoạt động của một số ngân hàng thương mại cổ phần thiếu minh bạch, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhiều yếu kém của hệ thống ngân hàng có tính hệ thống và tồn tại lâu dài, chưa được giải quyết như sở hữu chéo, đầu tư chéo, nợ xấu và quản lý rủi ro chưa đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, chưa xử lý dứt điểm một số ngân hàng thương mại yếu kém, đã có dấu hiệu phá sản. Do đó, rủi ro tồn hệ thống và rủi ro từng tổ chức tín dụng cịn rất lớn.