được cơng bố
Các cơng trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài nêu trên đã giải quyết được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn. Một số nội dung cơ bản là:
- Đã đưa ra một số cách tiếp cận về cơ cấu nền kinh tế và tái cơ cấu nền kinh tế. Vấn đề cơ cấu và tái cơ cấu nền kinh tế không phải là vấn đề mới cả về mặt lý luận và thực tiễn. Nó đã được các nhà kinh tế đề cập trong nhiều lý thuyết kinh tế
nổi tiếng từ hàng trăm năm trở lại đây. Nó đã được bàn luận trong chính giới quản lý, điều hành và được thực hành tại nhiều nền kinh tế từ hàng trăm năm qua. Tuy nhiên, cơ cấu nền kinh tế chỉ được nhìn nhận với tư cách là đối tượng độc lập khi tính chỉnh thể của nó đạt đến giới hạn nhất định. Do đó, các cơng trình chỉ đề cập đến cơ cấu và tái cơ cấu nền kinh tế ở những nội dung, phương diện, phạm vi riêng lẻ mà chưa đạt được tính đồng bộ - tính chỉnh thể của cơ cấu kinh tế.
- Về cơ cấu nền kinh tế, có hai xu hướng tiếp cận, đó là cách tiếp cận cụ thể và cách tiếp cận tổng thể (cách tiếp cận trừu tượng). Theo cách tiếp cận cụ thể, một số tác phẩm mô tả cơ cấu nền kinh tế thơng qua mơ hình kinh tế lượng bằng hàm số đầu vào - đầu ra của nền kinh tế. Nó dường như bao quát hết các nhân tố của nền kinh tế với các tham số như vốn, nguyên nhiên vật liệu, lao động, tài nguyên, giá cả, sản lượng, nhu cầu, quản lý, tiền lương, khoa học cơng nghệ… nhưng nó khơng phản ánh được hết các mối quan hệ xã hội của các nhân tố này. Có tác phẩm tiếp cận cơ cấu nền kinh tế thông qua mối quan hệ của cơ cấu nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế, thơng qua tác động của tồn cầu hóa và tăng trưởng sản xuất làm biến đổi cơ cấu nền kinh tế, thơng qua chính sách kinh tế vĩ mơ tác động biến đổi cơ cấu nền kinh tế… rồi từ đó đưa ra mơ hình biến đổi cơ cấu nền kinh tế. Theo cách tiếp cận tổng thể, một số tác phẩm đã định nghĩa cơ cấu nền kinh tế là sự kết hợp và tác động qua lại theo quy mô, không gian, thời gian của các thành phần khác nhau hợp thành nền kinh tế vĩ mô.
-Từ sự khác nhau trong cách tiếp cận cơ cấu nền kinh tế, cách tiếp cận về tái cơ cấu cũng có những khác biệt. Những tác phẩm tiếp cận cơ cấu nền kinh tế theo phương pháp cụ thể thường đề cập đến sự biến đổi cơ cấu kinh tế thay vì tái cơ cấu kinh tế. Những tác giả theo cách tiếp cận này coi biến đổi cơ cấu kinh tế như một quá trình phát triển tự thân của nền kinh tế khi có cú hích thích hợp. Họ thường đề cập đến vấn đề tái cơ cấu ở những phạm vi hẹp, nội dung rất cụ thể như tài chính, ngân hàng, lao động, doanh nghiệp, đầu tư trực tiếp nước ngoài… Họ cho rằng muốn kinh tế phát triển thì cơ cấu nền kinh tế phải biến đổi. Cơ cấu nền kinh tế biến đổi dựa trên cơ sở là sự thay đổi nhu cầu thị hiếu của khách hàng, của điều kiện cạnh tranh quốc gia, của khoa học công nghệ. Họ đưa ra các mơ hình cho sự biến đổi cơ cấu nền kinh tế nhưng khơng nhấn mạnh tính "cưỡng bức" trong q trình biến đổi cơ cấu nền kinh tế. Họ xây dựng mơ hình và điều tiết các tham số kinh tế để biến đổi cơ cấu nền kinh tế, như vậy sẽ ẩn đi vai trò của nhà nước.
Với những tác giả tiếp cận cơ cấu nền kinh tế theo cách tiếp cận tổng thể, họ coi trọng vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế hơn. Họ quan niệm tái cơ cấu là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng trong thời gian khủng hoảng. Đó là việc sắp xếp, phân bổ các
nguồn lực cho phát triển kinh tế một cách phù hợp, đảm bảo an sinh, ổn định kinh tế - xã hội. Việc tái cơ cấu cần gắn với chính sách kinh tế vĩ mơ, vừa cần kíp trước mắt để giải quyết tình thế bất ổn, vừa lâu dài để đảm bảo tính ổn định cho nền kinh tế. Do đó, tái cơ cấu cần tính đồng bộ, tồn diện.
- Về vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế, tất cả các tác giả đều thống nhất ở nhận định rằng nhà nước có vai trị rất quan trọng trong tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, các tác phẩm chưa chỉ ra một cách cụ thể nội dung vai trò nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế là gì. Các tác phẩm có đề cập đến vai trò nhà nước trong khủng hoảng kinh tế nhưng tất cả đều chỉ là miêu tả những hành động, chương trình, kế hoạch, cơng việc mà nhà nước đã thực hiện trong tái cơ cấu nền kinh tế. Nhiều tác phẩm tiếp cận cơ cấu nền kinh tế và tái cơ cấu nền kinh tế theo phương pháp mơ hình kinh tế lượng làm ẩn đi vai trò của nhà nước trong biến đổi cơ cấu và tái cơ cấu nền kinh tế.