Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
3.1.1.5. Tái cơ cấu gắn với hội nhập kinh tế quốc tế
Mặc dù không được đề cập trực tiếp trong Đề án Tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế song đây là kết quả đáng ghi nhận khác trong tổng thể quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Giai đoạn 2011 - 2017, nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn song việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều cấp độ đã góp phần thúc đẩy quá trình tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao giá trị gia tăng của nền kinh tế Việt Nam, giúp Việt Nam thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ trong Đề án tái cơ cấu tổng thể. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế, tích cực đóng góp xây dựng Cộng đồng ASEAN, hồn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO, đàm phán, ký kết và thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, chất lượng cao như Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA với EU (EVFTA). Việc tham gia và thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã tạo những cú hích quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút FDI tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; quy mô của nền kinh tế được mở rộng đáng kể. Tính trung bình giai đoạn 2007-2015, mức tăng trưởng xuất khẩu trung bình đạt 16,9%/năm, tỷ lệ xuất khẩu/GDP
liên tục tăng, lên tới 96,8% năm 2017 (so với mức 65,2% vào năm 2006). Tính lũy kết đến 12/2017, Việt Nam đã thu hút được 318 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngồi với 24.748 dự án, đóng góp của khu vực này vào GDP tăng từ 15,2% năm 2010 lên 20% năm 2017, góp phần chuyển đổi cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam theo hướng gia tăng hàng hóa có hàm lượng cơng nghệ cao [106].