nghèo và đối tượng chính sách xã hội
Chính sách xã hội có thể được hiểu là: Nhà nước có trách nhiệm đề ra và
tổ chức thực hiện các chính sách xã hội. Chính sách xã hội về trợ giúp pháp
lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội khi đã được cụ thể hoá thành
pháp luật trợ giúp pháp lý nhà nước là chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật này.
Nhưng nhà nước (các cơ quan nhà nước) không trực tiếp thực hiện. Mà Nhà
nước giao cho các cơ quan tư pháp, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức
xã hội khác thực hiện trợ giúp pháp lý. Nhà nước khuyến khích các tổ chức phi
chính phủ và tư nhân đăng ký hoạt động thực hiện pháp luật trợ giúp pháp lý.
Nghiên cứu khái niệm thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, chúng ta thấy nó có những đặc điểm của thực hiện pháp luật nói chung, đồng thời có những đặc điểm riêng. Cụ thể, những đặc điểm riêng của thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách được thể hiện ở một số nội dung sau đây:
Một là, Nhà nước là chủ yếu trong quá trình thực hiện pháp luật về trợ
giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội.
Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị (khoá IX) về chiến lược cải cách tư pháp đã chỉ rõ: "đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách theo hướng xã hội hoá". Để thực hiện nhiệm vụ trọng yếu của mình Nhà nước đã thông qua các cơ quan chức năng có thẩm quyền như Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước... nhằm tổ chức thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách.
Hai là, đối tượng được hưởng các quyền và lợi ích từ thực hiện pháp luật
về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách chủ yếu là những người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, người
tàn tật, trẻ em không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số và một số đối tượng khác mà không phải trả tiền.
Thi hành Quyết định số 734/TTg ngày 06/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, Thông tư số 52/TTLT/TP - TC - TCTP - LĐTBXH ngày 14/01/1998 hướng dẫn thi hành Quyết định số 734/TTg đã quy định: Đối tượng được hưởng các lợi ích từ thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách và một số đối tượng, vụ việc khác. Đối tượng được miễn án phí quy định tại khoản 1, điều 13; điểm a, b, khoản 1 điều 26; điểm a, c khoản 1 điều 31 Nghị định số 70/NĐ - CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí toà án; Nghị định số 36/2005/NĐ - CP ngày 13/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, phụ nữ bị bạo lực gia đình... người nước ngoài theo các điều ước quốc tế đã ký kết mà Việt Nam là thành viên.
Ba là, thực hiện pháp luật trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng
chính sách cũng là một hoạt động bổ trợ tư pháp, trợ giúp viên pháp lý là một trong các chủ thể thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách. Do vậy, việc tham gia của trợ giúp viên pháp lý với tư cách là bào chữa, đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo và đối tượng chính sách tại các cơ quan tiến hành tố tụng nhất là tham gia tại Toà án, đây được coi là một chủ thể hỗ trợ cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Bốn là, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối
tượng chính sách xã hội, Nhà nước đã khuyến khích, động viên và huy động lực lượng xã hội rộng rãi tham gia thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, về hình thức trợ giúp pháp lý hết sức phong phú. Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách Nhà nước luôn giữ vị trí nòng cốt, nhưng để huy động sức mạnh của toàn xã hội, Nhà nước đã khuyến
khích động viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức hành nghề luật sư, luật sư, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách. Về hình thức thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý rất phong phú: Tư vấn, đại diện, bào chữa... bảo vệ quyền, lợi ích của người được trợ giúp pháp lý miễn phí.