người nghèo và đối tượng chính sách xã hội
Thứ nhất: Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối
tượng chính sách. Đây là một hình thức thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý trong đó các chủ thể thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo phải thực hiện nghĩa vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật như:
- Các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp có nghĩa vụ thành lập, chỉ đạo các tổ chức trợ giúp pháp lý, cụ thể là:
Chính phủ, ban hành chính sách, pháp luật để thống nhất quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách trong phạm vi toàn quốc.
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách thông qua cục trợ giúp pháp lý. Cụ thể như: Bộ Tư pháp chủ trì và phối hợp với các bộ, các ngành hữu quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thường xuyên tiến hành rà soát các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý đã lạc hậu, xây dựng văn bản pháp luật mới cho phù hợp, để đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý; xây dựng các đề án quy hoạch mạng lưới trung tâm và các chi nhánh của trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước giai đoạn 2007-2010; xây dựng chiến lược hoàn thiện, phát triển hoạt động tổ chức pháp lý đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; Bộ Tư pháp hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chỉ đạo phát triển trợ
giúp viên pháp lý, cộng tác viên pháp lý trong toàn quốc, kiểm tra chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, chỉ đạo hướng dẫn các địa phương kiện toàn, củng cố trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, thành lập chi nhánh của trung tâm, bổ nhiệm và cấp thẻ trợ giúp viên, bảo đảm ổn định các hoạt động trợ giúp pháp lý, tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước giành cho công tác trợ giúp pháp lý đến đúng các đối tượng là người nghèo và đối tượng chính sách; Bộ Tư pháp thống nhất với bộ tài chính ban hành quy chế tổ chức và hoạt động quỹ trợ giúp pháp lý; Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, ban hành văn bản hướng dẫn về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, tạo điều kiện thuận lợi để luật sư và trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn về tổ chức, biên chế cán bộ, cơ sở vật chất của trung tâm, chi nhánh của trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, hướng dẫn chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp cho trợ giúp viên pháp lý; ban hành mã ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý sau khi thống nhất với Bộ Tư pháp.
Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành văn bản xác định hộ nghèo theo từng giai đoạn.
Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan, UBND cấp tỉnh tổ chức phổ biến rộng rãi pháp luật về trợ giúp pháp lý đến các tầng lớp nhân dân và cán bộ, đặc biệt chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của địa phương thực hiện việc rà soát, củng cố, kiện toàn tổ chức, cán bộ, đảm bảo biên chế kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, tăng cường năng lực hoạt động cho trung tâm và các chi nhánh của
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương mà thành lập các chi nhánh trợ giúp pháp lý nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân, tiến hành rà soát tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý ở địa phương để tổ chức này hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý; làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra và công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, động viên, giới thiệu những người trong tổ chức mình có đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý, khuyến khích các trung tâm tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý.
Các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, thành viên, hội viên và cá nhân khác làm việc tại cơ quan, tổ chức mình làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
- Nghĩa vụ và thực hiện nghĩa vụ của các trung tâm trợ giúp pháp lý, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật khi thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý.
* Nghĩa vụ của các trung tâm trợ giúp pháp lý
Các trung tâm trợ giúp pháp lý có các nghĩa vụ sau đây: Thực hiện trợ giúp pháp lý; đề nghị cơ quan tổ chức hữu quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý; bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý; giải quyết khiếu nại theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật Trợ giúp pháp lý; giải quyết tranh chấp trong trợ giúp pháp lý; kiến nghị những vấn đề có liên quan đến thi hành pháp luật.
Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật khi tham gia trợ giúp pháp lý đó là: thực hiện trợ giúp pháp lý theo giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý; đề nghị cơ quan tổ chức hữu quan cung cấp thông
tin, tài liệu liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý; bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê; giải quyết tranh chấp trong trợ giúp pháp lý; kiến nghị về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật.
Điều 17 - Luật Trợ giúp pháp lý quy định: Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật có nghĩa vụ đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, cụ thể là: Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý phải đăng ký bằng văn bản về phạm vi, hình thức, lĩnh vực trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp nơi đã cấp giấy đăng ký hoạt động; đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý được thực hiện theo mẫu thứ nhất và phù hợp với phạm vi, hình thức, lĩnh vực pháp luật được ghi trong giấy đăng ký hoạt động.
Thứ hai: áp dụng pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo về đối
tượng chính sách.
áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành. áp dụng pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện pháp luật trợ giúp pháp lý trong các trường hợp sau:
- Cho phép hay nói cách khác là thành lập và cấp phép hoạt động trợ giúp pháp lý cho các trung tâm trợ giúp pháp lý, các công ty tư vấn, công ty luật, văn phòng luật sư.
- Căn cứ vào luật trợ giúp pháp lý bác bỏ các hành vi của các tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Quyết định có tính chất ra lệnh cấm các tổ chức không đủ điều kiện hoạt động trợ giúp pháp lý hoặc hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo nhưng thu tiền.
- Tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động trợ giúp pháp lý; yêu cầu xử lý hoặc trực tiếp xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
- Cưỡng chế hành chính đối với các hoạt động trợ giúp pháp lý như cưỡng chế phòng ngừa, ngăn chặn, phạt tiền, thu hồi giấy phép hoạt động, cưỡng chế bồi thường thiệt hại do hoạt động trợ giúp pháp lý gây ra.
- Yêu cầu xử lý hình sự đối với việc lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý dẫn đến tội phạm.
Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, trong đó các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các cá nhân được Nhà nước giao quyền căn cứ vào quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý để ban hành các văn bản hoặc các quyết định áp dụng pháp luật, từ đó làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật về hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách. Cụ thể như, Khoản 4 Điều 47 - Luật Trợ giúp pháp lý quy định: "UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý tại địa phương có trách nhiệm bảo đảm biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; thực hiện thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo, khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi phạm về trợ giúp pháp lý trong phạm vi địa phương" [47]. Chỉ thị số 35/ 2006/ CT-TTT ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành luật trợ giúp pháp lý quy đinh:"...b) Bộ Tư pháp xây dựng đề án quy hoạch mạng lưới trung tâm và chi nhánh của trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010; xây dựng chiến lược hoàn thiện, phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; c) Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn về tổ chức, biên chế cán bộ và cơ sở vật chất của trung tâm, chi nhánh của trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, hướng dẫn về chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp của trợ giúp viên pháp lý để thực hiện nghị định của Chính phủ; d) Bộ Nội vụ ban hành mã ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức trợ giúp
pháp lý sau khi thống nhất với Bộ Tư pháp...e) Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ ban hành văn bản hướng dẫn chế độ phụ cấp hàng tháng bồi dưỡng đối với cộng tác viên trợ giúp pháp lý...".
"2/ Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ở địa phương các công việc sau:
a. Hoàn thành việc rà soát củng cố, kiện toàn tổ chức cán bộ, đảm bảo biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc, tăng cường năng lực cho trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các chi nhánh của trung tâm;
b. Căn cứ vào nhu cầu trợ giúp pháp lý và điều kiện thực tế của địa phương thành lập các chi nhánh của trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước nhằm đáp ứng kịp thời, nhu cầu tại chỗ trợ giúp pháp lý của người dân ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các phường, xã, thị trấn xa trung tâm;
c. Rà soát tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý ở địa phương để đảm bảo các tổ chức này hoạt động phù hợp với luật trợ giúp pháp lý".
áp dụng pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, UBTW MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm là: Tích cực động viên, giới thiệu những người trong tổ chức của mình có đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý; khuyến khích các trung tâm tư vấn pháp luật của tổ chức mình đang ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.
Đối với Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm: Củng cố, kiện toàn về tổ chức bộ máy của trung tâm trợ giúp pháp lý theo hướng chuyên môn hoá, mỗi lĩnh vực trợ giúp pháp lý đều có trợ giúp viên pháp lý chuyên trách và có năng lực chuyên môn sâu về lĩnh vực được giao để đảm bảo chất lượng trợ giúp pháp lý, tránh việc phải bồi thường do trợ giúp pháp lý sai; tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu trợ giúp pháp lý và điều kiện
thực tế của địa phương, dự kiến số lượng, địa điểm thành lập các chi nhánh của trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập; tổ chức rà soát đánh giá tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ viên chức làm việc tại trung tâm trợ giúp pháp lý để có kế hoạch bố trí đủ biên chế và đảm bảo tiêu chuẩn nghiệp vụ cho trung tâm và chi nhánh của trung tâm trợ giúp pháp lý; đồng thời, quy hoạch nguồn cán bộ để bồi dưỡng, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý; xây dựng đề án đảm bảo trụ sở làm việc và tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho trung tâm trợ giúp pháp lý và các chi nhánh của trung tâm trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt; rà soát hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ở địa phương trong hoạt động tham gia trợ giúp pháp lý, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội chủ quản, tổ chức tư vấn pháp luật tự nguyện tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý đăng ký hoạt động và thực hiện các quy định khác đảm bảo có đủ các điều kiện để hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định của luật trợ giúp pháp lý; hướng dẫn hoạt động trợ giúp pháp lý của các tổ chức này...
Đối với Trung tâm Trợ giúp pháp lý thông qua nhiệm vụ và các hình thức trợ giúp pháp lý để thực hiện tốt áp dựng pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, cụ thể là: Thực hiện trợ giúp pháp lý; đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý; bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý; giải quyết khiếu nại theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật Trợ giúp pháp lý; giải quyết tranh chấp trong trợ giúp pháp lý.
Điều 3 quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 244/ 1999/ QĐ - BTP ngày 05/8/1999 của Bộ Tư pháp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước có
chức năng và nhiệm vụ sau đây: Trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách theo các lĩnh vực pháp luật như, hình sự và tố tụng hình sự; dân sự, hôn nhân gia đình và tố tụng; hành chính, khiếu nại tố cáo; đất đai và nhà ở, lao động, việc làm và các lĩnh vực khác liên quan đến quyền lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của công dân không thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại; tham gia phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng trợ giúp pháp lý; theo dõi hoạt động trợ giúp pháp lý của cộng tác viên của trung tâm; đề xuất kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản pháp luật không còn phù hợp với thực tế được phát hiện trong quá trình thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý; tổ chức bồi dưỡng chuyên