pháp luật cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội ở Tỉnh Thanh Hoá
Thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng với mục tiêu: "Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", song song với tăng trưởng kinh
tế, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện chiến lược xoá đói giảm nghèo. Đồng thời, xuất phát từ cơ sở lý luận về thực tiễn thực hiện pháp lụât về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách trong thời gian qua, xét thấy nhu cầu trợ giúp pháp lý của
người nghèo và đối tượng chính sách ngày một tăng lên, do đó cần làm tốt hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách trong thời gian tới là đòi hỏi tất yếu khách quan, những yêu cầu đó được thể hiện ở các nội dung sau đây:
Thứ nhất, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối
tượng chính sách xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng chính sách xã hội.
Thời gian qua, Nhà nước ta đã đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng cho công tác xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng có nhiều khó khăn. Tuy vậy, đến nay cả nước vẫn còn trên 14 triệu người nghèo; 6,3 triệu người thuộc đối tượng chính sách, 9 triệu đồng bào dân tộc thiểu số; riêng ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay có khoảng 275.000 hộ nghèo, 113.000 người có công với cách mạng, gần 162.000 người tàn tật, 9.600 người già không nơi nương tựa, khoảng 10.470 trẻ em mồ côi, khoảng 200.000 người dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn..., ước lượng lượng người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hoá chiếm tỉ lệ 33% dân số tỉnh Thanh Hoá.
Qua kiểm tra, phân tích và đánh giá về nhận thức pháp luật và chấp hành pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số ở 11 huyện miền núi Tỉnh Thanh Hoá còn rất thấp và không đồng đều, tỷ lệ người dân chưa hiểu biết đầy đủ những quy định của pháp luật liên quan đến cuộc sông hàng ngày còn rất cao, họ không ý thức được mình "có lỗi" khi họ vi phạm pháp luật, họ không tự giác chấp hành pháp luật. Đặc biệt là họ không tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại, phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số khi có tranh chấp xảy ra thì họ "đi tìm cách giải quyết" không cần yêu cầu tổ chức, cơ quan đoàn thể nào giải quyết, nếu cần thì họ nhờ già làng, trưởng bản,
trưởng tộc, trưởng thôn giải quyết. Một khó khăn lớn nữa là: Phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số thiếu thốn về vật chất, giao thông đi lại rất khó khăn, toàn tỉnh có 222 xã miền núi, trên 100 xã vùng cao, 13 xã giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Chính vì vậy, cần phải tăng cường thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội nhằm xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội là yêu cầu khách quan và hết sức cần thiết.
Thứ hai, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối
tượng chính sách xuất phát từ yêu cầu của việc khắc phục những hạn chế trong thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở tỉnh Thanh Hoá thời gian qua.
Qua 10 năm thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở tỉnh Thanh Hoá cho thấy: Quan tâm củng cố, kiện toàn và xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý cho phù hợp với tình hình địa phương và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách trong điều kiện hiện nay là yêu cầu cần thiết. Thực tế, nhu cầu trợ giúp pháp lý của các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý ngày càng tăng, nhận thức pháp luật của nhân dân nhìn chung còn thấp, tính chất các vụ việc, tranh chấp có chiều hướng ngày càng phức tạp. Nhưng pháp luật về tổ chức và thực hiện trợ giúp pháp lý lại mới hình thành còn mới mẻ, một số cấp uỷ đảng, chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở nhận thức chưa đúng về vai trò, ý nghĩa của công tác trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách. Chính vì vậy, ở một số địa phương trong tỉnh hoạt động trợ giúp pháp lý gặp nhiều khó khăn, do đó công tác trợ giúp pháp lý ở một số nơi chưa tiếp cận được với nhân dân. Vì vậy, phải đẩy mạnh thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách là yêu cầu cần thiết hiện nay để kịp thời khắc phục những hạn chế tồn tại và phát huy
những kết quả đã đạt được, để đáp ứng yêu cầu ngày càng tốt hơn về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách.
Thứ ba, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối
tượng chính sách xã hội nhằm ổn định xã hội nói chung và ở Thanh Hoá nói riêng. Đảng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, trong đó Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ một cách hệ thống và thông suốt. Trong hệ thống pháp luật nói chung, có pháp luật về trợ giúp pháp lý, pháp luật về trợ giúp pháp lý ra đời được tổ chức thực hiện đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn nhân dân giải quyết các vướng mắc pháp luật, các tranh chấp xích mích nhỏ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo và đối tượng chính sách. Đồng thời, thông qua các hoạt động tư vấn, kiến nghị, đại diện, tiến hành hoá giải, tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Qua đó các đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật, được trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và thực hiện dân chủ, hương ước ở cơ sở. Thông qua thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, nhân dân có điều kiện tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHXN Việt Nam ngày càng hoàn thiện và phát triển lên tầm cao mới.
Thứ tư, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xuất phát từ yêu cầu cải cách hành chính và cải cách tư pháp.
Đảng và Nhà nước ta chủ trương: Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nghị quyết số 48 - HQ/ TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị (khoá IX) về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Các chủ trương trên
của Đảng nhằm đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý thời gian qua đã có góp phần quan trọng vào công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu phải đẩy mạnh thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân là yêu cầu cần thiết.
Thứ năm, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối
tượng chính sách phải xuất phát từ yêu cầu nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân nói chung và người nghèo, đối tượng chính sách xã hội nói riêng.
Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, các tổ chức trợ giúp pháp lý đã phổ biến, giáo dục pháp luật đến các tầng lớp nhân dân. Thời gian qua, hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, thông qua đó nhân dân biết được quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó họ có hành vi ứng xử tuân thủ quy định của pháp luật, giúp họ tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng và thực hiện hương ước, tham gia quản lý nhà nước. Góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế - văn hoá - xã hội phát triển. Yêu cầu đặt ra là tiếp tục nâng cao nhận thức pháp luật cho các tầng lớp nhân dân nói chung, người nghèo và đối tượng chính sách nói riêng. Từ đó họ có ý thức chấp hành pháp luật góp phần xây dựng nếp sống, làm việc theo Hiến pháp về pháp luật.
Thứ sáu, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối
tượng chính sách xuất phát từ yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn 10 năm thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho thấy các chính sách pháp luật Nhà nước ban hành đáp ứng được yêu cầu khách quan của thực tiễn xã hội, phù hợp với nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của công dân, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức khác trong xã hội và công dân được quán triệt và thấm nhuần thì chính sách pháp luật đó đi vào cuộc sống và thực
hiện hiệu quả cao. Thực tế, thông qua thực tiễn pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, các tổ chức trợ giúp pháp lý (chủ yếu là trung tâm trợ giúp pháp lý) đã phối hợp với các cơ quan nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng và các tổ chức khác để xem xét, giải quyết các yêu cầu, vướng mắc pháp luật của người nghèo và đối tượng chính sách một cách kịp thời, khách quan và đúng pháp luật, khắc phục những tồn tại bất cập trong thực thi công cụ của cán bộ, công chức. Đồng thời trong quá trình thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, các tổ chức trợ giúp pháp lý phát hiện và kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định, các văn bản pháp luật không còn phù hợp. Qua đó, góp phần hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, khả thi, tăng cường pháp chế XHCN.