hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng
chính sách xã hội ở tỉnh Thanh Hoá
Phân tích để làm rõ các nguyên nhân của các hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách để tìm ra vì sao lại có sự hạn chế và khó khăn trong việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội ở tỉnh Thanh Hoá, nhằm làm cơ sở đề ra các quan điểm, các giải pháp khắc phục các khó khăn, hạn chế, để đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý trong thời gian tới. Nguyên nhân của khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho
người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hoá thể hiện ở các nội dung sau đây:
Thứ nhất, công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trợ giúp
pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách còn hạn chế, mặc dù trong thời gian qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều cố gắng phối hợp với các cơ quan hữu quan, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh và UBND các huyện, thị xã thành phố tổ chức các lớp để phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật về thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, nhưng các lớp mở chưa được nhiều, chưa xây dựng được chuyên trang, chuyên mục giới thiệu pháp luật về trợ giúp pháp lý trên các bài báo và đài phát thanh truyền hình địa phương được thường xuyên, mới tổ chức phổ biến, tuyên truyền theo đợt. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhân dân nói chung, người nghèo và đối tượng chính sách nói riêng chưa tiếp cận được nhiều với dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí. Nhiều người dân không biết các quyền của họ được pháp luật bảo vệ và pháp luật về trợ giúp pháp lý trợ giúp họ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng và được miễn phí. Hoặc trường hợp người nghèo, đối tượng chính sách khi có nhu cầu trợ giúp pháp lý, họ đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý hay các tổ chức trợ giúp pháp lý khác, nhưng do cán bộ, cộng tác viên trợ giúp pháp lý hướng dẫn, giải thích chưa cặn kẽ, chu đáo làm cho nhân dân phải đi lại nhiều lần, gây phiền hà tốn kém thời gian công sức và tiền của, thậm chí có việc người dân bỏ dở không theo giải quyết nữa ảnh hưởng không ít đến thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí.
Thứ hai, nhận thức về công tác trợ giúp pháp lý của một số cơ quan, tổ
chức, cán bộ Nhà nước ở một số nơi chưa đúng mức, chưa quan triệt đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác trợ giúp pháp lý. Vì vậy,
quá trình thực hiện các qui định của pháp luật về trợ giúp pháp lý thời gian qua chưa thông suốt, chưa nhận được sự quan tâm, đầu tư cần thiết và kịp thời của một số cơ quan, ban ngành, tổ chức hữu quan. Nhiều người dân chưa biết đến tổ chức trợ giúp pháp lý cũng như hoạt động của công tác trợ giúp pháp lý, hoặc chưa hiểu đầy đủ mục đích, ý nghĩa của hoạt động trợ giúp pháp lý nên chưa tiếp cận và được hưởng quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí của mình. Thậm chí có một số cán bộ chính quyền cơ sở còn cho rằng cán bộ, cộng tác viên của các tổ chức trợ giúp pháp lý là những người "Xui dân kiện"
chống lại nhà nước, hoặc có địa phương, chính quyền e ngại, né tránh tiếp và làm việc với tổ chức trợ giúp pháp lý do nội bộ có mâu thuẫn, vướng mắc, làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền của người nghèo và đối tượng chính sách chưa được quan tâm, giúp đỡ kịp thời.
Thứ ba, sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước, các tổ chức trong công tác thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách chưa đồng đều, chưa hiệu quả, một số cơ quan, ban, ngành chưa chủ động phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn để triển khai nhằm thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý có hiệu quả. Một số cơ quan, ban, ngành nhận được các yêu cầu, kiến nghị của Trung tâm Trợ giúp pháp lý đề nghị giải quyết vụ việc cho dân (Hồ sơ vụ việc đầy đủ cơ sở pháp lý) nhưng không trả lời kịp thời hoặc không giải quyết kịp thời. Thậm chí có không ít vụ việc không trả lời và không giải quyết, dẫn đến nhân dân khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp, nhân dân phải đi lại nhiều, mất nhiều thời gian và công sức. Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý thời gian qua chưa huy động được rộng rãi các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các đoàn thể tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách.
Thứ tư, lực lượng cán bộ, cộng tác viên trợ giúp pháp lý còn thiếu về
Đến nay, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hoá chưa bố trí đủ cán bộ chuyên trách làm trợ giúp pháp lý ở trong lĩnh vực pháp luật như qui định. Hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí là hoạt động mới mẻ, do đó đội ngũ cán bộ và cộng tác viên chưa được đào tạo chính qui, kinh nghiệm còn quá ít ỏi, đòi hỏi lực lượng này phải kịp thời được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cũng như kỹ năng trợ giúp pháp lý. Mặc khác, đội ngũ cộng tác viên tuy nhiều nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao, cộng tác viên phần lớn lại là kiêm nhiệm do đó có hạn chế trong việc tham gia trợ giúp pháp lý.
Thứ năm, kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt
động trợ giúp pháp lý còn thiếu thốn và hạn chế.
Trụ sở làm việc của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hoá hiện nay vẫn là nhà cấp 4 trong khuôn viên của Sở Tư pháp, phương tiện phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý thiết yếu còn thiếu, nhất là phục vụ trợ giúp pháp lý lưu động ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao có nhiều khó khăn kinh phí dành cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ như: tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng trợ giúp pháp lý, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng sinh hoạt của các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở xã, phường, thị trấn... còn rất khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo và đối tượng chính sách trong tỉnh ngày một tăng. Thù lao chi trả cho cộng tác viên trợ giúp pháp lý quá thấp so với biến động giá cả của thị trường, đo đó chưa động viên, khuyến khích để thu hút lực lượng trợ giúp viên nhất là cộng tác viên là luật sư.
Thứ sáu, một số qui định của pháp luật về trợ giúp pháp lý còn bất cập
nhất là về tổ chức trợ giúp pháp lý ở cấp huyện và cấp xã, mối quan hệ, cơ chế phối hợp giữa tổ chức giúp pháp lý với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
Thứ bảy, ảnh hưởng do vị trí địa lý, các phong tục, tập quán lạc hậu còn
Thanh Hoá là một tỉnh đất rộng, người đông, địa hình tương đối phức tạp, chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng biển, vùng trung du - đồng bằng, vùng miền núi, riêng vùng miền núi gồm 11 huyện chiếm 1/3 dân số tỉnh, có 7 dân tộc anh em chung sống với nhau, với nhiều tôn giáo, phong tục, tập quán phong phú và hết sức đa dạng. Mức độ phát triển kinh tế - văn hoá mỗi vùng khác nhau, ảnh hưởng đến nhận thức của người dân về pháp luật cũng khác nhau. Đặc biệt là trình độ nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách.
Thứ tám, tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường đối với việc thực
hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách.
Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta. Thực tế 20 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới đã khẳng dịnh: Mọi năng lực sản xuất được giải phóng, mọi tiềm năng được khởi dậy, kinh tế - xã hội phát triển và giành được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, xuất hiện không ít những mặt tiêu cực đó là: Sự phân hoá giàu nghèo diễn ra sâu sắc, mức sống chênh lệch giữa các vùng, miền, tệ nạn xã hội phát sinh, diễn biến phức tạp, tranh chấp, mâu thuẫn nảy sinh có chiều hướng gia tăng. Vấn đề đáng quan tâm là tình hình vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu công nghiệp, các công trình giao thông quốc gia... Các vụ việc khiếu nại, tố cáo về thực hiện qui chế dân chủ, chính sách người có công... các đối tượng tham gia tranh chấp phần lớn là người nghèo và đối tượng chính sách. Nhưng thực tế về hiểu biết pháp luật của họ còn hạn chế. Chính vì vậy, đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu
quả thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách.
* Một số bài học kinh nghiệm trong thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp
lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hoá.
Qua thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:
Thứ nhất, quan tâm và tập trung làm tốt công tác phổ biến, giáo dục,
tuyên truyền pháp luật nói chung, pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách nói riêng đến mọi tầng lớp nhân dân.
Bởi vì, nếu chúng ta không làm tốt công tác phổ biến giáo dục, tuyên truyền pháp luật thì cán bộ, cơ quan nhà nước, các tổ chức đến người nghèo và đối tượng chính sách thì làm sao họ có thể biết để nhận thức, triển khai và thực hiện, thể hiện trên các hình thức như: Chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách.
Do vậy, thực tế cho thấy ở địa phương nào làm tốt công tác phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp luật về trợ giúp pháp lý thì ở đó việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý đạt kết quả cao, quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo và đối tượng chính sách được bảo vệ. Chính vì vậy, để thực hiện có hiệu quả pháp luật về trợ giúp pháp lý chúng ta cần phải làm tốt hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp luật về trợ giúp pháp lý với nhiều hình thức, phương pháp phổ biến, tuyên truyền phong phú, đa dạng và phù hợp với từng đối tượng trong xã hội.
Thứ hai, vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước
đối với việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách, đây là cơ sở quan trọng để nhà nước hình thành hệ thống pháp luật về tổ chức và thực hiện trợ giúp pháp lý, Nhà nước xác định rõ cơ chế trách nhiệm và các cơ sở pháp lý để việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ngày càng có hiệu quả và bền vững.
Thứ ba, sự phối hợp chặt chẽ, tích cực của các cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan nhà nước, các ban, ngành, đoàn thể, tạo nên sức mạnh cùng với sự cố gắng của ngành Tư pháp đã thực hiện tốt nhiệm vụ trợ giúp pháp lý thời gian qua.
Thứ tư, thường xuyên làm tốt công tác tuyển chọn, bố trí, sắp xếp, qui
hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên trợ giúp pháp lý chủ thể quan trọng trong thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách.
Trợ giúp pháp lý là lĩnh vực mới, vì vậy cán bộ, cộng tác viên còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao. Cho nên chúng ta phải bố trí đủ cán bộ, sắp xếp, phân công hợp lý, có kế hoạch dài hạn và ngắn hạn để đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho cán bộ, cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Có chính sách khuyến khích, động viên nguồn cán bộ trợ giúp pháp lý, là sinh viên các trường như Đại học Luật, khoa Luật của một số trường đại học về công tác trong các tổ chức trợ giúp pháp lý, không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ trợ giúp pháp lý, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.
Thứ năm, có chính sách bảo đảm quyền lợi, chế độ cho những người
thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý. Đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm kinh phí, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, có cơ chế sử dụng hiệu quả các gũi như: "Quĩ vì người nghèo"; "Quỹ đền ơn đáp
nghĩa"; Quĩ hỗ trợ của các tổ chức quốc tế... để đảm bảo thực hiện tốt hơn
nữa pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách của Thanh Hoá nói riêng và cả nước nói chung.
Thứ sáu, lựa chọn sử dụng các hình thức trợ giúp pháp lý phù hợp với
các đối tượng trợ giúp pháp lý, tập trung đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi có nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội. Trợ giúp pháp lý lưu động là một trong các hình thức trợ giúp pháp lý rất hiệu quả, xuất phát từ đối tượng trợ giúp pháp lý là đa
dạng: người nghèo, đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số... nhận thức của các đối tượng được trợ giúp pháp lý không giống nhau, do đó, đòi hỏi cán bộ, cộng tác viên trợ giúp pháp lý phải đúc rút kinh nghiệm để lựa chọn hình thức trợ giúp pháp lý nào cho hiệu quả.
Về hình thức trợ giúp pháp lý lưu động là hình thức trợ giúp pháp lý hiệu quả. Qua trợ giúp pháp lý lưu động các tổ chức trợ giúp pháp lý đã nắm bắt kịp thời được tình hình thực hiện pháp luật của cán bộ, chính quyền cơ sở cũng như ý kiến chấp hành pháp luật của cộng đồng dân cư. Từ đó trực tiếp giải thích pháp luật cho nhân dân, trực tiếp hoà giải những tranh chấp, mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong nhân dân hoặc hướng dẫn người dân các thủ tục cần thiết để người dân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, hướng dẫn nhân dân và cán bộ chỉnh sửa và thực hiện hương ước thôn, bản, cũng như quyền và nghĩa vụ của nhân dân trong việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở. Đồng thời các tổ chức trợ giúp pháp lý kiến nghị trực tiếp với chính quyền cơ sở các giải quyết, nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết các công việc liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Đồng thời, thông qua trợ giúp pháp lý lưu động làm cầu nối gắn kết giữa nhân dân với chính quyền, cũng thông qua trợ giúp pháp lý lưu động các tổ chức trợ giúp pháp lý phát hiện những bất cập, chồng chéo của các văn bản pháp luật