Nguyên nhân về kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hoá - Thực trạng và giải pháp (Trang 82 - 84)

2.2.5. Nguyên nhân của thực trạng về thực hiện pháp luật về trợ

giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội ở

tỉnh Thanh Hoá

2.2.5.1. Nguyên nhân về kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội

Đánh giá nguyên nhân để đạt được kết quả trong thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý thời gian qua nhằm mục đích là: phát huy những kết quả đó

để tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí, đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo và đối tượng chính sách ngày càng tăng, đưa pháp luật về trợ giúp pháp lý đi vào cuộc sống. Một số nguyên nhân về kết quả thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý như sau:

Thứ nhất, đường lối, chủ trương đắn, hợp lòng dân của Đảng về việc trợ

giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách. Đây là cơ sở chính trị quan trọng tạo nền tảng để hình thành hệ thống thể chế pháp lý và hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý. Hệ thống pháp luật từng bước được hoàn chỉnh phù hợp với thực tiễn và có dự báo xu thế phát triển, điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước, của địa phương, xác định rõ cơ chế trách nhiệm là cơ sở pháp lý vững chắc để trợ giúp pháp lý hoạt động có hiệu quả và vững chắc.

Thứ hai, sự ủng hộ, phối hợp tích cực và có hiệu quả của các cấp uỷ

đảng, chính quyền, các cơ quan, ban ngành tạo nên sức mạnh tổng hợp cùng với nỗ lực của ngành Tư pháp đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, phát huy tinh thần "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Đặc biệt là Trung tâm Trợ

giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hoá luôn được sự quan tâm của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh trong việc xây dựng, kiện toàn tổ chức và thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương.

Thứ ba, ở khâu tổ chức thực hiện, việc triển khai trên thực tế công tác trợ giúp pháp lý có những bước đi đúng hướng, theo lộ trình, có thí điểm, rút kinh nghiệm và chỉ đạo, hướng dẫn, tạo ra sự chủ động, sáng tạo, các giải pháp đồng bộ với chủ trương gắn với cơ sở, lồng ghép hoạt động hướng đến đói tượng cần trợ giúp nhất, hình thức trợ giúp phong phú, toàn diện, đa dạng mô hình để đối tượng được trợ giúp tiếp cận dịch vụ thuận lợi và hiệu quả. Vì vậy, trợ giúp pháp lý đã tạo cầu nối ý Đảng với lòng dân, tạo diễn đàn đối thoại giữa chính quyền với dân, giúp chính quyền địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sử dụng pháp luật ở một số lĩnh vực, hoạt động trợ

giúp pháp lý được nhân dân nói chung và người nghèo, đối tượng chính sách xã hội nói riêng rất hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ.

Thứ tư, sự nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn để vươn lên của lực

lượng cán bộ, công chức và cộng tác viên trợ giúp pháp lý, đây là các chủ thể đặc biệt quan trọng, trong thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.

Thứ năm, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính

sách phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam là "Lá lành đùm

lá rách", "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây"... Phù hợp với xu thế văn minh của thời đại: Xoá đói giảm nghèo về cả vật chất và tinh thần. Chính vì vậy, cả nước nói chung, và tỉnh Thanh Hoá nói riêng cũng được sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả nguồn kinh phí quốc tế từ năm 2002 đến nay, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý nói chung và thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách nói riêng ngày thêm khởi sắc.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hoá - Thực trạng và giải pháp (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)