luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội
Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và cộng tác viên trợ giúp pháp lý cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hoá, từ khi được thành lập đến nay đã từng bước được củng cố và tăng cường theo thời gian. Đến nay trung tâm trợ giúp pháp lý được UBND tỉnh phân bổ 18 biên chế, trong đó có giám đốc, 1 phó giám đốc, các chuyên viên pháp lý và một số cán bộ, viên chức khác. Đại đa số cán bộ công chức, viên chức của trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hoá đều tốt nghiệp đại học luật hoặc đại học chuyên ngành khác, trẻ, có nhiệt tình và tâm huyết với nghề nghiệp.
Để có đủ điều kiện tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý đáp ứng yêu cầu của nhân dân, ngày 15/8/2003 Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 358/2003/ QĐ - BTD về tổ chức hoạt động của cộng tác viên trợ giúp pháp lý và chỉ đạo các Sở Tư pháp ở địa phương xây dựng, đội ngũ cộng tác trợ giúp pháp lý từ tỉnh đến cơ sở (cấp xã). Các chuyên viên pháp lý, cán bộ tư pháp, pháp chế các ngành luật sư, luật gia, những người đã công tác trong các cơ quan pháp luật đã nghỉ hưu, am hiểu kiến thức xã hội, có phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm thực tiễn tích cực tham gia trợ giúp pháp lý với tư cách là cộng tác viên. Thực hiện quyết định trên, Sở Tư pháp Thanh Hoá đã kịp thời triển khai, phối hợp với các cơ quan, ban ngành ở cấp tỉnh như Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức thành viên và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã xây dựng được đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý đông đảo từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn với tổng số trên 120 cộng tác viên, trong đó có 22 người thường xuyên hoạt động trong trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hoá.
Hoạt động trợ giúp pháp lý của tỉnh thời gian qua vai trò của cộng tác viên trợ giúp pháp lý là rất quan trọng, chính họ là lực lượng chủ yếu: Tư vấn, hướng dẫn, bào chữa cho người nghèo và đối tượng chính sách. Đặc biệt là hoạt động trợ giúp pháp lý tại cơ sở, cộng tác viên là (cán bộ tư pháp, cán bộ hưu trí...) đã và đang giữ vai trò quan trọng họ có mặt thường xuyên, kịp thời giải toả các vướng mắc pháp luật, các mâu thuẫn phát sinh ngay tại các địa bàn dân cư như: thôn, bản, làng, xã, khối phố, góp phần củng cố đoàn kết trong nhân dân, giữ bình yên cho xóm làng, khối phố.
Xác định năng lực là vấn đề mấu chốt bảo đảm chất lượng trợ giúp pháp lý nên hàng năm Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hoá đều tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho đội ngũ chuyên viên pháp lý và công tác viên trợ giúp pháp lý, nâng cao năng lực cho cộng tác viên. Thời gian qua, tỉnh đã tổ chức 8 lớp tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho lực lượng cộng tác viên. Sở Tư pháp và Trung tâm Trợ giúp pháp lý đặc biệt quan tâm đến lực lượng hoà giải ở cơ sở. Đây là lực lượng đông đảo gần với dân nhất, học am hiểu phong tục, tập quán của địa phương, họ tham gia hoạt động với tinh thần tự nguyện và nhiệt tình. Hoà giải cũng chính là một trong các hình thức trợ giúp pháp lý. Vì vậy, để phát huy lực lượng hoà giải viên ở cơ sở tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý, được sự hỗ trợ của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp Thanh Hoá đã phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên như hội Liên Hiệp phụ nữ, Hội Luật gia tỉnh với các huyện như: Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Thạch Thành, Triệu Sơn... tổ chức thành công 4 lớp tập huấn về kỹ năng trợ giúp pháp lý, nghiệp vụ hoà giải, phổ biến văn bản phát luật về đất đai... cho 1000 hoà giải viên cơ sở, hoạt động này đã và đang được tỉnh duy trì nề nếp, thường xuyên.
Nhằm bảo đảm thực hiện quy định của Luật Trợ giúp pháp lý về tiêu chuẩn, chất lượng đội ngũ trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp Thanh Hoá và Trung
tâm Trợ giúp pháp lý đã tiến hành rà soát đội ngũ cán bộ, chuyên viên pháp lý xây dựng chương trình bồi dưỡng về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, kỹ năng trợ giúp pháp lý của cán bộ chuyên viên tham gia các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo kế hoạch của Bộ Tư pháp tổ chức làm nguồn để bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý, phục vụ kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ của công tác trợ giúp pháp lý và nhu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo và đối tượng chính sách của tỉnh Thanh Hoá hiện nay.
Thời gian qua đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cộng tác viên trợ giúp pháp lý của tỉnh Thanh Hoá đã lớn mạnh và không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã có những đóng góp quan trọng trong công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội của địa phương. Tuy nhiên, trong đội ngũ cán bộ, công chức và cộng tác viên trợ giúp pháp lý của tỉnh Thanh Hoá hiện nay nổi lên một số khó khăn và hạn chế sau đây:
Thứ nhất: Biên chế của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh
Hoá được tỉnh phân bổ là 18 người nhưng hiện nay mới có 2 trợ giúp viên trợ giúp pháp lý, như vậy lực lượng cán bộ làm công tác chuyên môn về trợ giúp pháp lý là rất mỏng sơ với chức năng nhiệm vụ của trung tâm và yêu cầu về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội. Đây có thể nói là khó khăn rất lớn đặt ra cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý.
Thứ hai: Trợ giúp viên pháp lý, cán bộ, viên chức ở Trung tâm Trợ giúp
pháp lý mặc dù được đào tạo kiến thức cơ bản như tốt nghiệp Đại học Luật hoặc Đại học chuyên ngành khác nhưng trợ giúp pháp lý là công việc mới, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ còn quá ít ỏi nên cũng gặp không ít khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ trợ giúp pháp lý.
Thứ ba: Lực lượng cộng tác viên trợ giúp pháp lý tuy với số lượng đông nhưng hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý chưa cao, trong đó có nguyên nhân đặc thù là họ tham gia kiêm nhiệm.
Thứ tư: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hoá đến nay có trên 120 cộng tác viên, trong đó có 7 luật sư tham gia nhưng trung tâm không chủ động được trong việc điều động luật sư tham gia các vụ việc trợ giúp pháp lý. Kinh phí nhà nước thanh toán cho cộng tác viên nói chung và luật sư nói riêng mức như hiện nay là quá thấp so với điều kiện sinh hoạt và mặt bằng thu nhập thực tế hiện nay. Do vậy, chưa động viên thoả đáng về kinh phí (thu nhập) cho cộng tác viên dẫn đến một bộ phận không nhỏ cộng tác viên trợ giúp pháp lý thiếu nhiệt tình tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý.