ích hợp pháp cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội
Thông qua việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội nhằm bảo đảm thực hiện chính sách nhất quán của Đảng ta là đặc biệt quan tâm đến người có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, đối tượng chính sách xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của họ.
1.3.4. Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và
đối tượng chính sách góp phần tăng cường đoàn kết toàn dân, thực hiện
chiến lược “xoá đói, giảm nghèo” của Chính phủ
Thông qua hoạt động hoà giải tại cơ sở là một hình thức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, từ hoạt động hoà giải để vận động, phân tích, thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết các mâu thuẫn, vướng mắc trên cơ sở tình làng nghĩa xóm và các quy định của pháp luật. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội còn có vai trò quan trọng là bảo vệ sự công bằng, tự do, nhân đạo, niềm tin của người dân vào lẽ phải. Từ vai trò đó của thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý đã tạo thêm nguồn lực thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới do Đảng
Cộng sản Việt nam khởi xướng và lãnh đạo, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.3.5. Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và
đối tượng chính sách xã hội góp phần cải cách hành chính, thực hiện
pháp chế xã hội con người
Các vụ việc được các tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội tiến hành như: Tư vấn, đại diện, kiến nghị, đề xuất... với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được xem xét và giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Thông qua thực pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội đã giúp cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý hiểu được các thủ tục về hành chính tối thiểu về hành chính, hạn chế đi lại nhiều gây tốn kém công sức và tiền bạc của nhân dân. Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý giúp các chính quyền các cấp tháo gỡ khó khăn trong giải quyết công việc của địa phương, liên quan đến pháp luật nói chung trong đó có pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội, góp phần làm cho chính quyền gần dân hơn nhân dân hiểu chính quyền hơn. Đồng thời thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý còn giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết các vụ việc khách quan, công bằng và đúng quy định của pháp luật, mở rộng điều kiện tranh tụng trước toà.
Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội góp phần giúp người dân và các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội tuân thủ pháp luật nói chung trong có pháp luật về trợ giúp pháp lý. Thông qua thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý các tổ chức trợ giúp pháp lý đã phát hiện nhiều bất cập từ các quy định của pháp luật, nhất là pháp luật liên quan đến người nghèo và đối tượng chính sách xã hội. Từ đó có kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản pháp luật, nhằm hoàn thiện hơn các cơ chế, chính sách và pháp luật phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước của khu vực và thế giới. Hơn 10 năm qua từ thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội đã có những đóng góp rất quan trọng trong việc cung cấp các cơ sở về khoa học pháp lý và thực tiễn cuộc sống. Góp phần quan trọng trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung, phục vụ thắng lợi sự nghiệp đổi mới.
Chương 2
thực trạng thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và
đối tượng chính sách
ở tỉnh thanh hoá (từ năm 1999 đến nay)