Quan điểm chỉ đạo thực hịên pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hoá - Thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 102)

đối tượng chính sách xã hội ở Thanh Hoá

Cơ sở làm nền tảng của các quan điểm chỉ đạo thực hiện pháp luật về trơ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách đó là tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để có những định hướng thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho ngươì nghèo và đối tượng chính sách thực sự đi vào cuộc sống, cần quán triệt một số quan điểm sau đây:

Một là, thực hiện pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối

tượng chính sách phải quán triệt sâu sắc chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác xoá đói, giảm nghèo và các chính sách xã hội khác.

Đảng và Nhà nước ta quan điểm trước sau như một là tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, phấn đấu cho sự bình đẳng đó được thực hiện sinh động trên thực tế, không ngừng củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc trong mọi thời kỳ của cách mạng. Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng phải là một xã hội, trong đó tất cả các dân tộc đều bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau không ngừng phát triển và phát huy bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: "Ra sức xoá đói giảm nghèo tạo điều kiện về hạ tầng và năng lực sản xuất để các vùng các cộng đồng đều có thể tự phát triển tiến tới thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội". Văn hiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

X tiếp tục khẳng định: "Đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức thực hiện xoá đói giảm nghèo theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế".

Ngày nay, vấn đề "xoá đói giảm nghèo" không chỉ bó hẹp ở khía cạnh kinh tế vật chất mà còn phải quan tâm đến sự hiểu biết về văn hoá tinh thần và về pháp luật cho mỗi người dân. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo là chương trình hành động thực hiện định hướng tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo, kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Để phục vụ mục đích chung của chiến lược là: "Tạo ra môi trường tăng trưởng nhanh, bền vững và xoá đói giảm nghèo". Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách được coi như một trong những chủ trương của chiến lược đó là: Hoàn thiện khuôn khổ của pháp luật, tăng cường trợ giúp pháp lý và khả năng tiếp cận pháp lý của người nghèo. Mở rộng mạng lưới trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận thuận lợi, tiếp tục thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Chính vì vậy, việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý trong thời gian tới là tiếp tục hướng tới đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa, vùng có nhiều khó khăn. Tiếp tục mở rộng đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí, không dừng lại như các đối tượng được trợ giúp pháp lý như hiện nay.

Hai là, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối

tượng chính sách xã hội phải đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính và tăng cường các hoạt động bổ trợ. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ: "Cải cách nền hành chính nhà nước là trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước trong những năm trước mắt công cuộc cải cách hành chính phải dựa trên cơ sở pháp luật và tiến hành đồng bộ trên các mặt: "Cải

cách thể chế hành chính tổ chức bộ máy và xây dựng kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức hành chính"[27]. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 ban hành kèm theo Quyết định số 136/QĐ- TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện việc cải cách tổng thể nền hành chính nhà nước là: Xây dựng và hoàn thiện các thể chế. Trước hết là thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước. Nghị quyết số 48- NQ/ TW ngày 24- 5 - 2005 của Bộ Chính trị (khoá IX) về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 là: "Khuyến khích các tổ chức cá nhân phát triển dịch vụ thông tin, tư vấn hỗ trợ pháp luật đáp ứng các yêu cầu đa dạng của nhân dân và phù hợp với pháp luật. Đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách. Theo đó Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị (khoá IX) về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ chủ trương nâng cao vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là ứng xử thiết thân của công dân, cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người... cải cách phải khẩn trương và đồng bộ.

Thông qua thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách nhằm mục đích nâng cao nhận thức pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, góp phần giữ vững ổn định trính trị, an toàn xã hội. Đồng thời tạo điều kiện để thực hiện có hiệu quả nguyên tắc bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách đã và đang quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính và cải cách tư pháp.

Vì vậy, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách phải gắn liền với chủ trương cải cách hành chính, cải cách tư pháp, Đảng và Nhà nước cần tập trung vào các vấn đề đó là: Cải cách thể chế và tổ chức cũng như hoạt động trợ giúp pháp lý theo hướng phục vụ cho người nghèo và đối tượng chính sách ngay tại cơ sở, củng cố, kiện toàn bộ máy trợ giúp pháp lý từ tỉnh đến cơ sở xã, phường, thị trấn theo hướng bộ máy gọn nhẹ, nhưng hoạt động hiệu quả, làm rõ cơ chế quản lý về tổ chức và hoạt động của các tổ chức trợ giúp pháp lý ở cơ sở. Bảo đảm thực hiện tốt yêu cầu đơn giản hoá và công khai minh bạch các thủ tục hành chính đặc biệt là thủ tục liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức làm công tác trợ giúp pháp lý, có đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý. Đồng thời thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách phải gắn liền với công tác cải cách tư pháp đảm bảo vai trò của các tổ chức trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người nghèo và đối tượng chính sách.

Ba là, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội phải dựa trên quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Nghị quyết số 48 -NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị (khoá IX) về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 đã nêu: "Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, cụ thể hoá đầy đủ các nguyên tắc hiến định: Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước. Trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta từ nay tới năm 2020 "Nhà nước đặt dưới

sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, có cơ chế vận hành để đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã quy định: "Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân" [43]. Về bản chất nhà nước pháp quyền là nhà nước dân chủ, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện mục tiêu là: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Chính vì vậy, pháp luật về trợ giúp pháp lý là một bộ phận nằm trong hệ thống pháp luật Việt Nam, do đó pháp luật về trợ giúp pháp lý phải thể hiện đầy đủ bản chất và nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN.

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đề cao nguyên tắc tôn trọng bảo vệ quyền con người. Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền của nhân dân mà con người cũng có các quyền về tự do, đó là những giá trị xã hội cao quý phải được tôn trọng và bảo vệ. Quán triệt tư tưởng này, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách trong thời gian tới phải mang tính dân chủ nhất, tạo điều kiện cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí có điều kiện tham gia tích cực vào hoạt động của Nhà nước.

Tất cả quyền lực nhà nước là thống nhất và quyền lực đó thuộc về nhân dân, vì nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước. Do đó, Nhà nước là công cụ bảo đảm thực hiện chủ quyền của nhân dân, bảo vệ pháp luật, phục vụ nhân dân. Việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách phải đảm bảo giữ vững bản chất của pháp luật XHCN, đó là ý chí của đông đảo quần chúng nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân dễ tiếp cận với pháp luật.

Nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc pháp chế XHCN, pháp luật phải được chấp hành, thực hiện nghiêm minh và thống nhất trong toàn quốc. Thời gian qua, bằng những việc làm cụ thể của thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý như: Tư vấn, hoà giải, kiến nghị, tham gia đại diện bào chữa... đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân, từ đó họ sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc thông qua tổ chức trợ giúp pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích đó khi bị xâm hại. Đồng thời giúp họ có những ứng xử phù hợp với pháp luật, tránh các vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra trong thời gian tới là: Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách phải tiến hành đầy đủ, đồng bộ các hình thức, nội dung thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, không mâu thuẫn chồng chéo với các hình thức pháp luật khác, phù hợp với điều kiện thực tế cuộc sống dân cư ở các vùng, miền khác nhau. Quá trình thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý của chủ thể phải tuân thủ nguyên tắc: cán bộ, công chức được phép làm những gì pháp luật cho phép, còn công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm, nhằm bảo vệ trật tự, kỷ cương, bảo đảm thực hiện quyền dân chủ, quyền và lợi ích của nhân dân.

Để đảm bảo được pháp luật về trợ giúp pháp lý đi vào cuộc sống đòi hỏi trong việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách phải tạo môi trường để các đối tượng đựơc trợ giúp pháp lý bình đẳng trong việc tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý, không phân biệt các đối tượng trợ giúp pháp lý, đáp ứng các yêu cầu hợp pháp của công dân về trợ giúp pháp lý miễn phí.

Bốn là, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối

Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chủ trương:

"Đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính

sách theo hướng xã hội hoá " và " từng bước xã hội hoá hoạt động bổ trợ tư

pháp".

Chiến lược toàn diện tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo đã khẳng định hoạt động trợ giúp pháp lý là mộ bộ phận của chính sách này. Trong đó xác định rõ: Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, tăng cường trợ giúp pháp lý và khả năng tiếp cận pháp lý cho người nghèo. Mở rộng mạng lưới trợ giúp pháp lý để người nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp pháp lý.

Để thể chế hoá các chủ trương của Đảng và Nhà nước về xoá đói giảm nghèo, bảo đảm công bằng xã hội và quán triệt quan điểm này Điều 13 Pháp luật trợ giúp pháp lý đã quy định ngoài Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước làm nòng cốt trong việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, Luật cũng tạo cơ chế để thu hút các tổ chức khác tham gia trợ giúp pháp lý, đó là tổ chức hành nghề Luật sư và tổ chức tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Đồng thời, Luật Trợ giúp pháp lý đã quy định: Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tự nhằm trợ giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, góp phần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.

Việc đa dạng hoá các chủ thể thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý và làm rõ đối tượng được trợ giúp pháp lý của Luật Trợ giúp pháp lý đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện và bảo đảm quyền được giúp đỡ về mặt pháp lý của người nghèo và đối tượng chính sách khi họ có vướng mắc hoặc có khiếu kiện. Xác định trợ giúp pháp lý là một bộ phận không thể tách rời của công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã thể hiện sinh động chủ trương tăng trưởng kinh tế phải chú trọng tiến bộ xã hội và công bằng xã hội. Trợ giúp pháp lý giúp cho người dân được xoá nghèo về pháp luật, giúp họ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật.

Trong điều kiện hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí của các tổ chức trợ giúp pháp lý còn khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân. Chính vì vậy, cần huy động các tổ chức chính trị - xã

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hoá - Thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)