Những kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật về trợ giúp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hoá - Thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 76)

pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội

Sau hơn 10 năm triển khai, thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách với sự cố gắng, nỗ lực, chủ động đã hướng dẫn, tạo điều kiện để các tổ chức trợ giúp pháp lý ở tỉnh Thanh Hoá hoạt động có hiệu quả. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành trong công tác trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách cũng là bài học quan trọng để vận dụng trong hoạt động công vụ của Nhà nước. Hoạt động trợ giúp pháp lý đã tích cực góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống, tăng cường trách nhiệm của Nhà nước đối với dân, đề cao vai trò của pháp luật và thiết thực đẩy mạnh công cuộc xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội.

Thực tiễn tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở tỉnh Thanh Hoá chứng minh chủ trương của Đảng và Nhà nước thành lập và mở rộng hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quy luật của cuộc sống, phù hợp với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, hợp lòng dân, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy đã được đông đảo nhân dân đồng tình, ủng hộ. Kết quả thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý thời gian qua đã khẳng định quyết tâm, đóng góp, sự nỗ lực của UBND các cấp, các sở, ban, ngành đã phối hợp triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý, quyết tâm thực hiện công bằng, bình đẳng trong tiếp cận pháp luật đối với người nghèo, đối tượng chính sách, xóa đói giảm nghèo thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý. Đối với người nghèo, đối tượng chính sách nói riêng và người dân nói chung: Hoạt động trợ giúp pháp lý đã góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật của nhân dân, qua đó giúp họ nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình, tự lựa chọn cách ứng xử phù hợp với pháp luật, không

tốn kém thời gian, công sức vào việc khiếu kiện không cần thiết, tập trung cho lao động sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tự tin bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình. ý thức pháp luật được nâng cao, nhân dân tự giác chấp hành pháp luật, bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Đối với nhà nước: Hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc giải quyết những vướng mắc pháp luật và góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người nghèo, đối tượng chính sách, bảo đảm công bằng cho những người chưa có điều kiện để tiếp cận với pháp luật, khẳng định bản chất tốt đẹp của Nhà nước XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hoạt động trợ giúp pháp lý đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, góp phần hỗ trợ các cơ quan nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền xem xét, giải quyết vướng mắc pháp luật của nhân dân một cách chính sách, kịp thời, khách quan, xét xử công bằng và đúng pháp luật, hạn chế những sai sót, bất cập trong hoạt động công vụ và quản lý nhà nước, góp phần giảm tải việc giải quyết khiếu nại, kịp thời phát hiện và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các qui định pháp luật, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Những nỗ lực trong thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý đã góp phần nâng cao vị thế của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, bảo đảm công lý, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, đặc biệt là chiến lược xoá nghèo toàn cầu.

Đối với xã hội: Trợ giúp pháp lý cho người ngèo và đối tượng chính sách đã góp phần hướng dẫn giải quyết dứt điểm, nhiều vụ việc phức tạp, đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài nhiều năm do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến làm giảm niềm tin của người nghèo và đối tượng chính sách đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, giải toả tâm lý bức xúc chính đáng của nhân

dân. Từ đó góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững trật tự trị an toàn xã hội và ổn định tình hình chính trị, giảm thiểu các đơn thư khiếu nại tố cáo sai trái, vượt cấp, giữ gìn tăng cường đoàn kết cộng đồng dân cư, thúc đẩy sản xuất, kinh tế - văn hoá phát triển, củng cố nếp sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trợ giúp pháp lý góp phần nâng cao đời sống tinh thần và pháp luật cho người nghèo, đối tượng chính sách, là công cụ quan trọng giúp người dân giảm nghèo, tạo sự đồng bộ của chính sách xoá đói giảm nghèo.

Tóm lại, những kết quả cụ thể của thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo về đối tượng chính sách được thể hiện cụ thể là: Trợ giúp pháp lý góp phần giải thích, tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân, thủ tục để được trợ giúp pháp lý đơn giản, người dân dễ dàng tiếp cận với pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tạo sự công bằng xã hội. Hình thức trợ giúp pháp lý phong phú, thuận tiện và ít tốn kém về tiền bạc và thời gian công sức của nhân dân, trợ giúp pháp lý góp phần quan trọng thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo toàn diện và chính sách đối với người có công của Đảng và Nhà nước, đội ngũ cán bộ, cộng tác viên trợ giúp pháp lý có năng lực, nhiệt tình, nhiệt huyết với hoạt động trợ giúp pháp lý, trợ giúp pháp lý góp phần hỗ trợ, hướng dẫn người dân kịp thời, hiệu quả về các thủ tục pháp lý. Góp phần làm giảm đơn thư khiếu kiện, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, góp phần củng cố đoàn kết trong cộng đồng dân cư, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm góp phần thúc đẩy kinh tế - văn hoá - xã hội phát triển. Góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của Đảng, phấn đấu thực hiện dân giàu, nước mạnh ,xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hoá - Thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)