Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với việc thực hiện

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hoá - Thực trạng và giải pháp (Trang 114 - 123)

pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách

Công tác quản lý của Nhà nước về thực hiện trợ giúp pháp lý là một nội dung quan trọng của thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách. Vì vậy, để thực hiện về trợ giúp pháp lý có hiệu quả phải tăng cường hơn nữa sự quản lý của Nhà nước về trợ giúp pháp lý. Thời gian qua thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hoá đã thu được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên trong công tác quản lý của Nhà nước về trợ giúp pháp lý vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Để công tác quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý ở tỉnh Thanh Hoá phát huy hiệu quả ngày càng cao hơn, cần tập trung làm tốt một số nội dung công tác sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống, bộ máy quản lý nhà nước về trợ

giúp pháp lý, phù hợp với cải cách hành chính và cải cách tư pháp, đảm bảo bộ máy quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý thông suốt từ tỉnh đến cơ sở. Tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy trợ giúp pháp lý, xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý nhằm bảo đảm quản lý nhà nước đối với công tác trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn tỉnh, phát huy nội lực, có sự đầu tư chiều sâu, tăng cường năng lực, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho cán bộ, tạo sự

bền vững. Tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật nhằm thu hút khuyến khích sự tham gia đóng góp của xã hội (thông qua quỹ trợ giúp pháp lý) và hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, củng cố mở rộng đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

Thứ hai, Nhà nước đảm bảo kinh phí, phương tiện, cơ sở vật chất cho

Trung tâm Trợ giúp pháp lý thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách. Thực hiện trợ giúp pháp lý bảo đảm hài hoà giữa các vùng, miền trong tỉnh, để các đối tượng bình đẳng trong việc được hưởng quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí, thực hiện công bằng xã hội.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động trợ giúp pháp

lý. Sở Tư pháp có kế hoạch thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện và hoạt động trợ giúp pháp lý, đặc biệt là chất lượng các vụ việc trợ giúp pháp lý, làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật. Xử lý các vi phạm trong thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý trong tỉnh. Sở Tư pháp làm tốt công tác sơ kết, tổng kết thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý trong tỉnh để rút kinh nghiệm chỉ đạo làm tốt hơn nữa công tác trợ giúp pháp lý.

Thứ tư, Nhà nước có chính sách để huy động sức mạnh tổng hợp của cả

hệ thống chính trị trong công tác trợ giúp pháp lý. Thu hút mạnh mẽ sự tham gia của toàn xã hội theo tinh thần tự nguyện, cùng Nhà nước tham gia gánh vác trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng, đặc biệt họ là những người yếu thế, thiệt thòi trong xã hội.

Thứ năm, Nhà nước cần có chính sách tiền lương phù hợp đối với cán bộ

làm công tác trợ giúp pháp lý, nâng mức phù lao chi trả cho cộng tác viên trợ giúp pháp lý, mức thanh toán cho cộng tác viên như hiện nay là quá thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Thứ sáu, các tổ chức như Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành

viên và các tổ chức khác phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh trong thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, đồng thời chủ động xây

dựng kế hoạch thực hiện trợ giúp pháp lý trên cơ sở tình hình cụ thể của tổ chức mình, động viên các thành viên, hội viên của tổ chức tham gia cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

Thứ bảy, Sở Tư pháp chỉ đạo, trung tâm trợ giúp pháp lý đẩy mạnh hơn

nữa hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động ở cơ sở. Đồng thời kết hợp trợ giúp pháp lý với công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân. Vì đây là hoạt động trợ giúp pháp lý rất hiệu quả, trong bối cảnh nhu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo và đối tượng chính sách ngày càng tăng và đa dạng.

Thứ tám, Sở Tư pháp xây dựng các chương trình phối hợp các cơ quan

tiến hành tố tụng, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trợ giúp pháp lý.

Tóm lại, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách hiện nay giữ vai trò hết sức quan trọng trong xã hội, vì vậy đẩy mạnh và tăng cường thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay là đòi hỏi khách quan và cần thiết. Xuất phát từ các quan điểm chỉ đạo của Đảng và thực trạng thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách của địa phương và đưa ra các nhóm giải pháp để bảo đảm thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, các giải pháp nêu trên có quan hệ mật thiết với nhau, nên tổ chức thực hiện một cách đồng bộ giữa các giải pháp trong quá trình thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý miễn phí.

kết luận

Trên cơ sở các nội dung đã trình bày ở trên, luận văn đưa ra một số kết luận cơ bản sau đây:

Thứ nhất, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối

tượng chính sách phải dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nhất định. Do đó, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách là một yêu cầu cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách góp phần thực hiện chiến lược xoá đói giảm nghèo của Nhà nước, thực hiện cải cách hành chính, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối

tượng chính sách phải quán triệt đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó có lĩnh vực tổ chức hoạt động của hành chính - tư pháp. Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách từ đánh giá thực trạng, chúng ta kế thừa và phát huy các kết quả và bài học kinh nghiệm. Thời gian qua, để tiếp tục thực hiện hiệu quả cao hơn công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách.

Thứ ba, để bảo đảm thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hoá một cách thiết thực, hiệu quả hơn, đưa pháp luật trợ giúp pháp lý miễn phí đi vào cuộc sống, cần quán triệt và tổ chức thực hiện các nhóm giải pháp đó là: nâng cao năng lực chuyên môn, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, bố trí đủ biên chế trợ giúp viên trợ giúp pháp lý của trung tâm trợ giúp pháp lý để chuyên trách các lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định; vận dụng phù hợp và linh hoạt

các hình thức trợ giúp pháp lý cho từng đối tượng trợ giúp pháp lý khác nhau. Đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động ở cơ sở, các giải pháp để đảm bảo cho người nghèo và đối tượng chính sách được hưởng quyền được trợ giúp pháp lý; bảo đảm về kinh tế (quyền lợi, chế độ) cho người trợ giúp pháp lý, sử dụng các quỹ phục vụ công tác trợ giúp pháp lý, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách; tăng cường quản lý nhà nước đối với thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, huy động hệ thống chính trị và sức mạnh toàn xã hội tham gia thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách; làm tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1997), Nghị quyết hội nghị lần thứ 3

Ban Chấp hành TW Đảng (Khoá VIII) về phát huy quyền làm chủ

của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2007), Nghị quyết hội nghị lần thứ 4

Ban chấp hành TW Đảng (Khoá X) về đổi mới, kiện toàn tổ chức Bộ

máy các cơ quan Đảng, định hướng về đổi mới tổ chức Bộ máy Nhà

nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2005), Báo cáo Tổng kết một số vấn đề

lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

4. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương Đảng (2006), Chuyên đề nghiên cứu

Nghị qyết Đại hội X của Đảng (dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo

viên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08 - NQ/ TW ngày 02/01/2002 về một

số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

6. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48 - NQ/ TW ngày 24/5/2005 về chiến

lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định

hướng đến năm 2020.

7. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49 - NQ/ TW ngày 02/06/2005 về chiến

lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Văn hoá và Ngôn ngữ Việt Nam (1998), Đại từ tiếng Việt, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội

9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và

10. Bộ Tư pháp (2001), Báo cáo tổng thể về đánh giá nhu cầu phát triển toàn

diện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010.

11. Bộ Tư pháp (2005), Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện quyết định số 734/

TTg ngày 6/9/1997của thủ tướng chính phủ về thành lập tổ chức trợ

giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách. 12. Bộ Tư pháp (2005), Tài liệu tham khảo các quy định về trợ giúp pháp lý

một số nước, Hà Nội.

13. Bộ Tư pháp (2007), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện pháp luật về trợ

giúp pháp lý.

14. Bộ Tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý (2005), Các văn bản pháp luật hiện

hành về trợ giúp pháp lý, Hà Nội

15. Bộ Tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý (2006), Tài liệu tập huấn về quản lý và

thực hiện dự án hỗ trợ để hệ thống trợ giúp pháp lý ở Việt Nam 2005-

2009, Hà Nội.

16. Bộ Tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý (2007), Báo cáo công tác trợ giúp

pháp lý năm 2006 và kế hoạch công tác trợ giúp pháp lý năm

2007của cục trợ giúp pháp lý.

17. Bộ Tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý (2007), Báo cáo 10 năm công tác trợ

giúp pháp lý.

18. Bộ Tư pháp,Viện Khoa học pháp lý (2004), Luận cứ khoa học và thực tiễn

xây dựng pháp lệnh trợ giúp pháp lý, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội. 19. Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý (1999), Mô hình tổ chức và phương

hướng hoàn thiện trong điều kiện hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ,

Hà Nội.

20. Chính phủ (2003), Nghị định số 62/2003/NĐ - CP ngày 06/6/2003 của

Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

21. Chính phủ (2003), Nghị định số 65/2003/NĐ - CP ngày 11/6/2003 của

Chính phủ về tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật của các tổ chức

chính trị - xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp.

22. Chính phủ (2007), Nghị định số 07/2007/NĐ - CP ngày 12/1/2007của

Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Trợ giúp

pháp lý.

23. Danh mục về tổ chức (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật (2006), Giáo trình lý luận chung về

nhà nước pháp luật, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

29. Đại học tổng hợp Hà Nội (1992), Giáo trình luật hành chính Việt Nam. 30. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình xã hội học,

Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

31. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Tài liệu học tập và nghiên

cứu môn học Nhà nước pháp luật, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

32. Học viện Hành chính quốc gia (2001), Giáo trình lý luận chung về nhà

nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh (1992), Hàn Phi T, Nxb Văn học, Hà Nội.

34. Nguyễn Huỳnh Huyện (2006), Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý

cho người nghèo và đối tượng chính sách ở Việt Nam, Luận văn thạc

35. Nguyễn Lân (2005), Từ và ngữ Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 36. C.Mác - Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 37. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Hồ Chí Minh (2005), Bàn về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

41. Phạm Xuân Nam (1997), Đổi mới chính sách xã hội,luận cứ và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42. Trần Nhâm (2004), Tư duy lý luận với sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp 1992.. 44. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật sửađổi bổ

sung một số điều của híên pháp năm 1992.

45. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ luật tố tụng

hình sự .

46. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Dân sự. 47. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật trợ

giúp pháp lý được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 9.

48. Sở Tư pháp Thanh Hoá (2005), Báo cáo kết quả thực hiện đề tài khoa học "Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý cho

đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá".

49. Sở Tư pháp Thanh Hoá (2007), Tổng kết 10 năm thực hiện pháp luật về

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hoá - Thực trạng và giải pháp (Trang 114 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)