Ngân hàng trung ương

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Hệ cao đẳng nghề, nghề Kế Toán (Trang 28 - 33)

Chương 2 : Tín dụng – Bảo hiểm Ngân hàng

3. Ngân hàng trung ương

3.1. Sự ra đời và phát triển của NHTW

* Trên Thế Giới

NHTW ra đời chính thức đầu tiên ở Châu Âu, vào thế kỷ 17. Khi ấy tiền mặt lưu hành vẫn chủ yếu dưới dạng vàng và bạc, tuy rằng các tờ cam kết thanh toán đã được sử dụng rộng rãi như là biểu hiện của giá trị ở cả Châu Âu và Châu Á. Ngược lại 500 năm trước đấy, Tổ chức Hiệp sĩ dòng Đền thời Trung Cổ sử dụng một cơ chế có thể nói là hình mẫu đầu tiên của NHTW. Các giấy tờ cam kết thanh toán của họ được chấp nhận rộng rãi, và nhiều người cho rằng các hoạt động này đặt nền tảng cơ bản cho hệ thống ngân hàng hiện đại.

NHTW đầu tiên là Ngân hàng Thụy Điển ra đời năm 1668 với sự giúp đỡ của các doanh nhân Hà Lan.Tiếp sau đó là Ngân hàng Anh ( năm 1694), Cục dự trữ Liên bang của Mỹ được thành lập năm 1913, NHTW Trung Quốc(1979)

* Việt Nam

Trước Cách Mạng Tháng Tám năm 1845, đã có Ngân hàng Đơng Dương, đóng vai trị là Ngân hàng phát hành độc quyền. Ngân hàng Đông Dương được thành lập năm 1875, làm nhiệm vụ phát hành tiền trên tồn cõi Đơng Dương, đồng thời thực

to lớn và là cơng cụ tài chính tiền tệ quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu về chính trị và kinh tế trong cuộc chiến tranh Đơng Dương. Vào năm 1954, Ngân hàng này đã chấm dứt sự tồn tại của mình ở Đơng Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Sau cuộc Cách Mạng Tháng Tám thắng lợi, chính quyền cơng nơng đã được thành lập, Đảng và Nhà nước đã chủ trương xây dựng một nền tài chính tiền tệ độc lập để phục vụ cho công cuộc kiến thiết đất nước. Ngày 6-5-1951, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam. Sau đó đến tháng 01/ 1960 đổi tên thành Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cho đến nay.

* Khái Niệm

NHTW là ngân hàng phát hành tiền của một quốc gia, là cơ quan quản lý và kiểm soát lĩnh vực tiền tệ ngân hàng trong phạm vi toàn quốc. NHTW là bộ máy tài chính tổng hợp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trong nền kinh tế.

Trong một quốc gia, hoặc một nhóm các quốc gia chỉ có một NHTW duy nhất, thực hiện việc điều tiết và kiểm soát lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng một cách tập trung và thống nhất.

* Đặc Điểm:

– Không giao dịch với công chúng, chỉ giao dịch với các tổ chức tín dụng.

– Chức năng quản lý của NHTW khác với sự quản lý của các Bộ. Ngoài quản lý bằng biện pháp hành chính, NHTW cịn có các nghiệp vụ mang tính chất kinh doanh, song NHTW sử dụng các công cụ sinh lời chỉ như phương tiện quản lý, không nhằm mục đích lợi nhuận.

– Mục đích hoạt động của NHTW là cung ứng, điều hịa lưu thơng tền tệ, quản lý hệ thống ngân hàng nhằm phát triển kinh tế, kiểm sốt lạm phát, ổn định lưu thơng tiền tệ.

– NHTW là định chế hổn hợp của hai tính chất: quản lý hành chính và doanh nghiệp.

3.2. Hệ thống tổ chức của ngân hàng trung ương

Các mơ hình tổ chức ngân hàng trung ương:

Là một định chế công cộng của Nhà nước, nhưng mối quan hệ của NHTW với chính phủ khơng hồn tồn giống với các định chế công cộng khác của Nhà nước. Mối quan hệ này ở các nước khác nhau cũng không giống nhau. Tuỳ thuộc vào đặc điểm ra đời của NHTW, thể chế chính trị, nhu cầu của nền kinh tế cũng như truyền thống văn

hố của từng quốc gia mà NHTW có thể được tổ chức theo mơ hình trực thuộc hay độc lập với chính phủ.

Thứ nhất: Mơ hình NHTW trực thuộc chính phủ là mơ hình trong đó NHTW nằm trong nội các chính phủ và chịu sự chi phối trực tiếp của chính phủ về nhân sự, về tài chính và đặc biệt về các quyết định liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ. Các nước áp dụng mơ hình này phần lớn là các nước Đơng Á (Hàn quốc, Đài loan, Singapore, Indonesia, Việt Nam. ..) hoặc các nước thuộc khối XHCN trước đây.

Theo mô hình này, chính phủ có thể dễ dàng phối hợp chính sách tiền tệ của NHTW đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và liều lượng tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô trong thời kỳ. Mơ hình này được xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai thác tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ tiền phát triển.

Điểm hạn chế chủ yếu của mơ hình là NHTW sẽ mất đi sự chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Sự phụ thuộc vào chính phủ có thể làm cho NHTW xa rời mục tiêu dài hạn của mình là ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sự lớn mạnh nhanh chóng của các nước thuộc nhóm NIEs như Singapore, Hàn quốc, Đài loan... nơi NHTW là một bộ phận trong guồng máy chính phủ là một bằng chứng có sức thuyết phục về sự phù hợp của mơ hình tổ chức này đối với truyền thống văn hố Á Đơng.

Thứ hai: Mơ hình NHTW độc lập với chính phủ là mơ hình trong đó NHTW khơng chịu sự chỉ đạo của chính phủ mà là quốc hội. Quan hệ giữa NHTW và chính phủ là quan hệ hợp tác.

Theo mơ hình này, NHTW có tồn quyền quyết định việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ mà khơng bị ảnh hưởng bởi các áp lực chi tiêu của ngân sách hoặc các áp lực chính trị khác. Mặt khác, theo quan điểm dân chủ cổ truyền của châu Âu thì mọi chính sách phải được phục vụ cho quyền lợi của công chúng và phải được quyết định bởi quốc hội - cơ quan đại diện cho quyền lực của tồn dân - chứ khơng phải một nhóm các nhà chính trị - chính phủ. Chính vì vậy, NHTW do có vai trò hết sức quan trọng tới đời sống kinh tế nên khơng thể đặt dưới quyền chính phủ được mà phải do quốc hội kiểm sốt.

Tuy nhiên, khơng phải tất cả các NHTW được tổ chức theo mơ hình này đều đảm bảo được sự độc lập hồn tồn khỏi áp lực của chính phủ khi điều hành chính sách tiền tệ. Mức độ độc lập của mỗi NHTW phụ thuộc vào sự chi phối của người đứng đầu nhà nước vào cơ chế lập pháp và nhân sự của NHTW.

Thứ nhất: NHTW là ngân hàng phát hành và điều tiết lưu thông tiền tệ. Khi NHTW ra đời và hoạt động thì tồn bộ việc phát hành giấy bạc ngân hàng được tập trung vào NHTW theo chế độ nhà nước độc quyền phát hành tiền. NHTW trở thành trung tâm phát hành tiền của đất nước.

Giấy bạc ngân hàng do NHTW phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp, làm chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh tốn. Do đó việc phát hành tiền của NHTW có tác động trực tiếp đến tình hình lưu thơng tiền tệ của đất nước. Để cho giá trị đồng tiền được ổn định, đòi hỏi việc phát hành tiền phải tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt.

Thứ hai: NHTW mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian. Thông thường, các ngân hàng trung gian khơng sử dụng hết nguồn vốn của mình để cho vay mà duy trì một mức dự trữ nhất định để đảm bảo khả năng thanh toán. Dự trữ gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại NHTW và các ngân hàng khác. Bất cứ một ngân hàng trung gian nào cũng đều phải mở tài khoản và gửi tiền vào NHTW. Tiền gửi đó gồm 2 loại:

Thứ ba: NHTW cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian. NHTW thực hiện cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian nhằm đảm bảo cho nền kinh tế đủ phương tiện thanh toán cần thiết trong từng thời kỳ nhất định. Mặt khác, thơng qua đó để điều tiết lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ.

Trong q trình hoạt động, các ngân hàng trung gian sử dụng vốn tập trung, huy động được để cho vay đối với nền kinh tế. Khi xuất hiện nhu cầu vay tiền NHTW làm phương tiện thanh tốn, các ngân hàng này được NHTW cấp tín dụng theo những điều kiện nhất định, phù hợp yêu cầu chính sách tiền tệ.

Thứ tư: NHTW cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian bằng nhiều phương pháp khác nhau:

Tái chiết khấu. NHTW mua lại những phiếu nợ chưa đến hạn mà ngân hàng trung gian đã chiết khấu cho khách hàng trước đây để hưởng lợi tức tái chiết khấu, nhưng thực ra thơng qua nghiệp vụ này mà NHTW có thể giúp cho các ngân hàng thỏa mãn được nhu cầu thanh toán, đồng thời NHTW thực hiện việc cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ. Trong nghiệp vụ tái chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu là công cụ quan trọng hàng đầu, có thể tác động đến việc mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tín dụng trong nền kinh tế. Cho vay bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các ngân hàng trung gian. Cho vay bù đắp vốn trong thanh toán liên ngân hàng.

Thứ năm: NHTW là trung tâm thanh toán của các ngân hàng

Hoạt động của Tung tâm thanh toán gắn liền với sự phát triển dịch vụ thanh toán của các ngân hàng trung gian, tạo lập mạng lưới thanh tốn liên hồn trong phạm vi cả

nước, cùng với việc cải tiến, hiện đại hóa cơng nghệ thanh tốn có ý nghĩa quyết định cho việc tập trung các luồng chu chuyển tiền tệ vận động qua ngân hàng.

Thứ sáu: NHTW thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng. NHTW thẩm định và cấp giấy chứng nhận hoạt động cho ngân hàng trung gian. NHTW quy định nội dung, phạm vi hoạt động kinh doanh và các quy chế nghiệp vụ đòi hỏi các ngân hàng trung gian phải tuân thủ, các hệ số an tồn trong q trình hoạt động của ngân hàng trung gian. NHTW điều tiết các hoạt động kinh doanh của ngân hàng trung gian bằng những biện pháp kinh tế và hành chính. Chẳng hạn như NHTW quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, ban hành chính sách lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí áp dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trung gian,…

3.4. Vai trò của NHTW

a. Vai trò điều tiết khối lượng tiền trong lưu thơng

Mức cung tiền có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế thông qua sự thúc đẩy mức tăng, giảm tổng sản phẩm quốc nội. Do vậy điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông phù hợp với yêu cầu ổn định và phát triển kinh tế giữ vị trí quan trọng bậc nhất trong các nhiệm vụ của NHTW.

NHTW thực hiện vai trị này thơng qua các công cụ điều tiết trực tiếp và gián tiếp: lãi suất, hạn mức tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở,…

b. Vai trò thiết lập và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế

NHTW tham gia vào việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nhằm thiết lập một cơ cấu kinh tế hợp lý và có hiệu quả cao, phù hợp với thực tiễn nền kinh tế đất nước và hội nhập với sự phát triển kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

c. Vai trò ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia

Để ổn định sức mua đồng tiền quốc gia, NHTW góp phần cân đối tổng cầu và tổng cung của tồn xã hội thơng qua việc ổn định sức mua đối nội của đồng tiền quốc gia. Bên cạnh đó, NHTW tác động mạnh đến cân đối cung cầu ngoại tệ để giữ vững tỷ giá hối đối, góp ổn ổn định sức mua đối ngoại của đồng tiền quốc gia. Từ đó vừa đẩy mạnh xuất khẩu, vừa tăng cường nhập khẩu phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

d. Vai trị chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng

Với chức năng ngân hàng của các ngân hàng, NHTW chỉ huy toàn bộ hệ thống ngân hàng. Việc chỉ huy hệ thống ngân hàng phải được thực hiện bằng những định hướng có căn cứ khoa học, sự nắm bắt các tín hiệu thị trường nhanh nhạy, sự phân tích

sắc bén các diễn biến trong các lĩnh vực tín dụng, thanh tốn, thị trường tiền tệ, thị trường vốn,…và đưa ra các giải pháp điều chỉnh hữu hiệu.

Việc chỉ huy của NHTW đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng phải dựa vào hành lang pháp lý nghiêm ngặt, đội ngũ cán bộ điều hành, cán bộ nghiệp vụ thành thạo về chuyên môn, trong sạch về phẩm chất.

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Hệ cao đẳng nghề, nghề Kế Toán (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)