Tiền đề ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Hệ cao đẳng nghề, nghề Kế Toán (Trang 47 - 48)

Chương 4 : Những vấn đề cơ bản về tài chính

1. Tiền đề ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính

1.1. Tiền đề sản xuất hàng hoá và tiền tệ

Tài chính chỉ ra đời và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định, khi mà ở đó có những hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan nhất định xuất hiện và tồn tại. Có thể xem những hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan đó như tiền đề khách quan quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính với tư cách là một phạm trù kinh tế - lịch sử.

Lịch sử xã hội loài người đã cho thấy rằng, vào cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ, phân công lao động xã hội đã bắt đầu phát triển, sản xuất và trao đổi hàng hố được hình thành. Theo đó, tiền tệ đã xuất hiện như một đòi hỏi khách quan của sự phát triển xã hội. Chính sự xuất hiện của tiền tệ đã tạo nên cuộc cách mạng trong công nghệ phân phối, chuyển từ phân phối bằng hiện vật (phân phối phi tài chính ) sang phân phối bằng giá trị (phân phối tài chính) và tài chính bắt đầu ra đời từ đây.

Khái niệm tài chính: Tài chính là q trình phân phối các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể kinh tế. Hoạt động tài chính ln gắn liền với sự vận động độc lập tương đối của các luồng giá trị dưới hình thái tiền tệ thơng qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế.

1.2. Tiền đề nhà nước

Khi chế độ tư hữu xuất hiện thì xã hội bắt đầu phân chia thành giai cấp và có sự đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội. Trong điều kiện lịch sử đó, Nhà nước đã xuất hiện, đó là hình thái Nhà nước đầu tiên của xã hội loài người - Nhà nước của chế độ nơ lệ. Khi Nhà nước ra đời thì Nhà nước cần có các nhu cầu chi tiêu cho bộ máy quản lý Nhà nước, cho quân đội, nhà tù... nhằm duy trì quyền lực của nhà nước. Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu đó, Nhà nước đã huy động sự đóng góp của cơng dân dưới hình thức thuế và trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ, Nhà nước đã sử dụng mạnh mẽ hình thức tiền tệ trong việc phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân như thuế, công trái... bằng tiền để tạo lập ra quỹ tiền tệ riêng. Từ đây phạm trù tài chính nhà nước hay tài chính cơng bắt đầu xuất hiện.

Trong các nền kinh tế trước tư bản chủ nghĩa, tài chính cơng được hình thành trên nền tảng của nền kinh tế tự cung tự cấp và nền kinh tế tự do cạnh tranh. Nhà nước lúc bấy giờ tách biệt chức năng chính trị của mình với hoạt động kinh tế. Hoạt động kinh tế là của cá nhân, tư nhân và được điều tiết bằng "bàn tay vơ hình". Do đó tài

chính cơng chỉ là để phục vụ cho các hoạt động đơn thuần về mặt chính trị của Nhà nước.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, với sự xuất hiện học thuyết kinh tế của Keynes, vai trò của Nhà nước đã được thay đổi, chức năng quản lý kinh tế ngày càng được chú trọng song song với chính trị vốn có của Nhà nước. Tài chính cơng lúc này khơng cịn là một yếu tố tập trung mà là một công cụ để Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế. Tuy nhiên nội dung và phương pháp tác động tuỳ thuộc vào phương thức sản xuất, chế độ xã hội mà Nhà nước đó đang theo đuổi và có khác nhau trong từng giai đoạn phát triển, phù hợp với hoàn cảnh của từng quốc gia. Cùng với sự phát triển của Nhà nước và nền sản xuất hàng hóa tiền tệ, hệ thống các quan hệ tài chính cũng ngày càng phát triển. Ngồi bộ phận tài chính cơng phục vụ trực tiếp cho chức năng chính trị, cịn xuất hiện các bộ phận tài chính cơng phục vụ cho việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước và bộ phận tài chính tư gắn liền với các hoạt động kinh tế của khu vực tư nhân trong nền kinh tế - xã hội.

Như vậy, tài chính là một phạm trù kinh tế, một phạm trù lịch sử. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ. Cịn tài chính cơng ra đời, tồn tại, phát triển gắn liền với sự ra đời, tồn tại, phát triển của nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Hệ cao đẳng nghề, nghề Kế Toán (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)