Căn cứ để xác định các khâu tài chính của hệ thống tài chính

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Hệ cao đẳng nghề, nghề Kế Toán (Trang 53 - 56)

Chương 4 : Những vấn đề cơ bản về tài chính

4. Hệ thống tài chính của Việt Nam

4.1. Căn cứ để xác định các khâu tài chính của hệ thống tài chính

Hoạt động của con người về sử dụng phạm trù tài chính tồn tại khách quan được gọi là hoạt động tài chính. Trong đời sống thực tiễn, hoạt động tài chính ln gắn liền với các hoạt động kinh tế - xã hội.

Trong các lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau, khi các chủ thể ở đó tiến hành các hoạt động đã làm nảy sinh các quan hệ tài chính khác nhau. Các quan hệ tài chính đó

thể hiện dưới các hình thức cụ thể của các luồng vận động của các nguồn tài chính từ nơi này sang nơi khác. Các nguồn tài chính khi gặp nhau tại một giao điểm nhất định nào đó được gọi là quỹ tiền tệ. Ở mỗi lĩnh vực hoạt động khác nhau có những quỹ tiền tệ đặc thù được hình thành và được sử dụng cho những mục đích khác nhau, các hoạt động tài chính ở đó cũng có đặc điểm và vai trị riêng, nghĩa là ở đó hình thành một mắt khâu tài chính độc lập. Tính đa dạng, phong phú đó của các hoạt động tài chính là bắt nguồn từ tính đa dạng, phong phú của các hoạt động kinh tế - xã hội mà hoạt động tài chính là một bộ phận trong đó. Tuy có sự đa dạng và khác nhau như thế, nhưng các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực, các khâu tài chính lại có mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau trong sự vận động không ngừng của các nguồn tài chính. Điều đó khiến chúng kết hợp với nhau và cấu thành hệ thống tài chính thống nhất.

Từ sự phân tích ở trên có thể cho rằng: Hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội hoạt động trong lĩnh vực đó.

Như trên đã nói, hệ thống tài chính của một quốc gia là một thể thống thống nhất do nhiều mắt khâu tài chính hợp thành. Việc xác định chính xác có bao nhiêu mắt khâu tài chính của hệ thống đó lại tuỳ thuộc vào việc chỉ ra một cách đúng đắn các căn cứ lý thuyết để xác định thế nào là một khâu tài chính. Có thể chỉ ra các tiêu thức chủ yếu của một khâu tài chính là:

- Một khâu tài chính phải là một điểm hội tụ của các nguồn tài chính, là nơi thực hiện việc "bơm" và "hút" các nguồn tài chính. Nói cách khác được coi là một khâu tài chính nếu ở đó có các quỹ tiền tệ đặc thù được tạo lập và được sử dụng. Nơi nào khơng có việc tạo lập và sử dụng một quỹ tiền tệ riêng thì khơng được coi là một khâu tài chính độc lập, chẳng hạn như lĩnh vực tài chính đối ngoại.

- Được coi là một khâu tài chính nếu ở đó các hoạt động tài chính, sự vận động của các nguồn tài chính, việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ luôn gắn liền với một chủ thể phân phối cụ thể, xác định. Các hoạt động tài chính gắn liền với nhiều chủ thể, sự vận động của các nguồn tài chính ở đó cũng do nhiều chủ thể chi phối đều khơng được coi là một khâu tài chính độc lập. Cũng ví dụ trên, đó là lĩnh vực tài chính đối ngoại.

- Được xếp vào cùng một khâu tài chính nếu các hoạt động tài chính có cùng tính chất, đặc điểm, vai trị, có tính đồng nhất về hình thức các quan hệ tài chính và tính mục đích của quỹ tiền tệ trong lĩnh vực hoạt động. Ví dụ, có nhiều loại hình doanh

doanh và chi dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh, do đó các hoạt động tài chính ở lĩnh vực này được xếp chung vào một khâu là tài chính doanh nghiệp. Có nhiều hình thức bảo hiểm nhưng tính chất chung của các quỹ bảo hiểm là được tạo lập và sử dụng để bồi thường tổn thất cho các chủ thể tham gia bảo hiểm do đó các hoạt động tài chính ở lĩnh vực này được xếp chung vào một khâu là bảo hiểm. Có nhiều hình thức tín dụng nhưng tính chất chung của sự vận động của các nguồn tài chính ở đây là có thời hạn, có hồn trả và có lợi tức, do đó các hoạt động tài chính ở lĩnh vực này được xếp chung vào một khâu là tín dụng.

Từ đó có thể khái niệm về khâu tài chính như sau: Khâu tài chính là nơi hội tụ của các nguồn tài chính, nơi diễn ra việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chủ thể trong lĩnh vực hoạt động.

Dựa trên các căn cứ đã phân tích kể trên có thể xác định trong điều kiện hiện nay của nước ta có các khâu tài chính sau đây:

1. Ngân sách nhà nước 2. Tài chính doanh nghiệp 3. Bảo hiểm

4. Tín dụng

5. Tài chính các tổ chức xã hội 6. Tài chính hộ gia đình (dân cư)

Là các khâu tài chính độc lập, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, gắn với các chủ thể khác nhau và có đặc điểm vai trị khơng giống nhau, nhưng các khâu tài chính kể trên lại có những sự giống nhau căn bản, đó là có cùng bản chất, chức năng và có mối liên hệ hữu cơ, ràng buộc với nhau trong quá trình vận động của các nguồn tài chính trong việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở mỗi lĩnh vực, mỗi chủ thể, do đó chúng lại khơng thể tách rời nhau và cùng nhau hợp thành hệ thống tài chính thống nhất của mỗi quốc gia. Trong điều kiện kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa các khâu tài chính có thể là trực tiếp cũng có thể là thơng qua thị trường tài chính. Trong điều kiện quốc tế hố đời sống kinh tế, hệ thống tài chính nước ta cũng có những nét tương đồng và hồ nhập vào hệ thống tài chính quốc tế.

Từ sự khái quát hố kể trên có thể hình dung hệ thống tài chính nước ta hiện nay trong điều kiện nền kinh tế với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo sơ đồ sau:

Chú thích: Quan hệ trực tiếp

Quan hệ thông qua thị trường tài chính

Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống các khâu tài chính

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Hệ cao đẳng nghề, nghề Kế Toán (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)