Chu trình quản lý ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Hệ cao đẳng nghề, nghề Kế Toán (Trang 81 - 86)

Chương 5 : Ngân sách Nhà nước

4. Chu trình quản lý ngân sách nhà nước

Một chu trình NSNN có ba khâu nối tiếp nhau là: lập ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Trong một năm ngân sách, đồng thời có cả ba khâu đó: chấp hành ngân sách của chu trình hiện tại, quyết toán ngân sách của chu trình trước và lập ngân sách của chu trình sau.

4.1. Hình thành ngân sách nhà nước.

Hình thành NSNN là quá trình bao gồm các cơng việc: lập ngân sách, phê chuẩn ngân sách và thông báo ngân sách.

Trong chu trình ngân sách, lập ngân sách là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Lập ngân sách thực chất là dự toán các khoản thu - chi của ngân sách trong một năm ngân sách. Việc dự

tốn thu - chi đúng đắn, có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn sẽ có tác dụng quan trọng đối với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thực hiện ngân sách nói riêng.

Vì vậy, để phát huy vai trị tích cực của kế hoạc ngân sách, trong thực tiễn khi lập ngân sách phải đáp ứng các yêu cầu nhất định và dựa vào những căn cứ nhất định với những phương pháp và trình tự khoa học và thực tiễn.

- Yêu cầu lập NSNN.

Bảo đảm việc xây dựng dự toán thu - chi ngân sách nhà nước dựa trên hệ thống chế độ, chính sách và tiêu chuẩn định mức đúng đắn phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội đang vận động.

Bảo đảm việc xây dựng dự toán thu -chi ngân sách tiến hành đúng với trình tự và thời gian quy định.

Bảo đảm mối quan hệ đúng đắn giữa kế hoạch hiện vật và kế hoạch giá trị thơng qua việc thiết lập dự tốn thu chi của ngân sách nhà nước trong bối cảnh cung cầu giá cả có sự biến động.

- Căn cứ lập NSNN

Thực chất dự toán ngân sách là sự phản ánh nhu cầu động viên và phân phối, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng một cách tích cực các dự tốn phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước. Vì vậy, để dự tốn ngân sách thành hiện thực khi lập dự án phải dựa vào những căn cứ sau:

+ Phải dựa vào phương hướng, chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng của Đảng và Nhà nước để lập. Căn cứ này đảm bảo cho việc lập dự toán xác định được mục tiêu và nhiệm vụ cần động viên, khai thác nguồn thu của ngân sách cũng như việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo được hai yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả.

+ Phải dựa vào các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước trong niên độ để lập. Đây là căn cứ hết sức quan trọng, giúp cho việc lập dự toán ngân sách xác định được khả năng, mức độ, lĩnh vực cần khai thác, động viên đồng thời xác định được nhu cầu, lĩnh vực cần phân phối và sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên trong thực tế, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thường đặt ra nhu cầu vốn cao hơn khả năng cần đáp ứng của ngân sách. Do đó, việc dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để lập dự toán ngân sách phải chủ động phát hiện những mặt bất hợp lý, thiếu căn cứ khoa học, căn cứ thực tiễn của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Từ đó có kiến nghị đề xuất bảo đảm cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với khả năng của NSNN.

sở khoa học, pháp lý.

+ Ngồi ra, việc lập dự tốn NSNN phải căn cứ vào kết quả phân tích việc thực hiện dự toán ngân sách trong thời gian qua để bổ sung những kinh nghiệm cần thiết cho việc lập dự toán kỳ kế hoạch.

- Phương pháp và trình tự lập:Có thể tóm tắt phương pháp và trình tự lập theo sơ đồ:

Lập ngân sách là cơng việc quan trọng, song việc hình thành ngân sách còn phải thực hiện xét duyệt, phê chuẩn và thơng báo ngân sách. Q trình đó được thực hiện theo trình tự sau:

Hình 5.1: Nguyên tắc lập NSNN

4.2. Chấp hành ngân sách nhà nước.

Sau khi ngân sách được phê chuẩn và năm ngân sách được bắt đầu, việc thực hiện ngân sách được triển khai. Nội dung của quá trình này là tổ chức thu ngân sách nhà nước và bố trí cấp kinh phí của NSNN cho các nhu cầu đã được phê chuẩn. Việc chấp hành NSNN thuộc về tất cả các pháp nhân và thể nhân dưới sự điều hành của Chính phủ, trong đó Bộ tài chính có vị trí quan trọng.

- Tổ chức chấp hành dự tốn thu: với mục tiêu là khơng ngừng bồi dưỡng, phát triển nguồn thu, tìm mọi biện pháp động viên, khai thác, bảo đảm mức động viên chung mà quốc hội đã phê chuẩn, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đã được hoạch định. Biện pháp để tổ chức chấp hành dự toán thu cụ thể:

QUỐC HỘI

NGUYÊN THỦ QUỐC GIA

CHÍNH PHỦ BỘ TÀI CHÍNH CÁC BỘ, CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CHÍNH PHỦ BỘ TÀI CHÍNH CÁC BỘ, CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Quá trình thơng báo Quá trình lập Quá trình phê chuẩn

+ Xác lập, hồn thiện hệ thống chính sách, chế độ động viên thích hợp, vừa đảm bảo khuyến khích sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo mức động viên của Nhà nước.

+ Tăng cường tuyên truyền chính sách, chế độ thu để mọi thành viên thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN.

+ Kiện toàn tổ chức bộ máy thu theo nguyên tắc thống nhất, nâng cao hiệu lực, đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả cao.

+ Đổi mới và hồn thiện cơng tác quản lý thu từ khâu lập kế hoạch, giao kế hoạch thu, đến khâu tổ chức công tác đôn đốc thu nộp, công tác thống kê kế toán thu.

+ Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ của cán bộ quản lý thu, xử lý các mối quan hệ giữa các cơ quan chức năng liên quan đến công tác thu nộp của NSNN.

- Tổ chức chấp hành dự tốn chi: mục đích là đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí của ngân sách cho hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội đã được hoạch định trong năm kế hoạch sao cho tiết kiệm và hiệu quả. Yêu cầu và nội dung của việc chấp hành dự toán chi là:

+ Thực hiện cấp phát kinh phí trên cơ sở hệ thống các định mức, tiêu chuẩn. + Đảm bảo việc cấp phát kinh phí theo kế hoạch được duyệt.

+ Đảm bảo thực hiện nguyên tắc trực tiếp, nghĩa là mọi khoản kinh phí chi trả từ ngân sách phải do kho bạc trực tiếp thanh toán.

+ Đổi mới phương thức cấp phát của ngân sách nhà nước theo hướng nhanh, gọn, dễ kiểm tra, giảm các kênh cấp phát, đặc biệt đối với cấp phát vốn xây dựng cơ bản.

- Xây dựng dự toán thu - chi quý, tháng.

Dự toán thu - chi quý, tháng thực chất là kế hoạch tiến độ thực hiện nhiệm vụ của dự toán thu - chi năm. Thơng qua dự tốn lập thu - chi quý, tháng có thể đánh giá được khả năng hồn thành dự tốn NSNN, những mặt yếu kém tồn tại để tìm biện pháp khắc phục.

Dự toán thu - chi quý, tháng phải đánh giá được khả năng phát triển nguồn thu trong qúy, tháng trên cơ sở phân tích các hoạt động kinh tế, dự kiến khả năng của các nguồn thu mới, xác định tiến độ, phạm vi, mức độ cần tiến hành cấp phát vốn trong điều kiện khả năng thu cịn bị hạn chế.

4.3. Quyết tốn ngân sách Nhà nước.

Đây là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý NSNN. Thơng qua quyết toán ngân sách sẽ cho thấy được kết quả toàn diện về hoạt động kinh tế - xã hội của Nhà

thời gian qua, từ đó rút ra kinh nghiệm cần thiết trong điều hành NSNN. Do đó u cầu của quyết tốn NSNN phải đảm bảo chính xác, trung thực và kịp thời.

Để đáp ứng được các u cầu đó cần tập trung cải tiến, hồn thiện các công việc sau:

+ Soát xét lại tồn bộ chế độ hiện hành về kế tốn và quyết toán ngân sách, đảm bảo quyết tốn nhanh, gọn, chính xác, kịp thời.

+ Đổi mới quá trình lập, báo cáo, phê chuẩn quyết toán và tổng quyết toán NSNN theo hướng tăng cường trách nhiệm của các đơn vị, cơ quan, địa phương, nâng cao vai trò của cơ quan tài chính, Chính phủ và Quốc hội. Thực hiện quyết toán từ cơ sở. Gắn chặt giữa cơ quan chuẩn chi, cơ quan cấp phát, cơ quan quản lý trong quá trình thực hiện quyết tốn và tổng quyết tốn NSNN.

+ Nâng cao vai trò của Quốc hội trong việc xem xét, phê chuẩn quyết toán và tổng quyết tốn NSNN.

Để có một chu trình ngân sách hợp lý, phản ánh đầy đủ quá trình hoạt động của NSN cần phải coi trọng và không ngừng cải tiến các khâu trong chu trình đó, nhằm làm cho hoạt động của NSNN ngày càng lành mạnh.

5. Thực hành

- Chứng minh vai trò của ngân sách nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia. Liên hệ ở Việt Nam.

- Các nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước

- Các tiêu thức phân loại các khoản chi ngân sách nhà nước

- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến thu và chi ngân sách nhà nước - Mơ tả chu trình quản lý ngân sách nhà nước

- Liên hệ đối với cá nhân và doanh nghiệp đến thu chi ngân sách nhà nước

Cách thức thực hành

- Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm tối đa là 10 sinh viên

- Các tổ cử ra một nhóm trưởng có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến của các thành viên, thay mặt nhóm để thuyết trình bài thảo luận của nhóm mình, đồng thời cùng với các thành viên trả lời các thắc mắc của nhóm khác.

+ Thảo luận theo nhóm.

+ Trình bày kết quả thảo luận theo nhóm (Các nhóm trưởng trình bày) và trả lời các thắc mắc của các nhóm khác. Kết thúc cuộc thảo luận giáo viên nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm đồng thời đưa ra một số vấn đề cơ bản của nội dung thực hành.

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Hệ cao đẳng nghề, nghề Kế Toán (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)