Bản chất của tài chính

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Hệ cao đẳng nghề, nghề Kế Toán (Trang 48 - 50)

Chương 4 : Những vấn đề cơ bản về tài chính

2. Bản chất của tài chính

Việc xác định đúng bản chất của tài chính có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở cho việc phân biệt phạm trù tài chính với các phạm trù khác, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính trong q trình phát triển kinh tế - xã hội. Để hiểu rõ được bản chất của tài chính, trước hết chúng ta xem xét các biểu hiện bên ngồi của nó, từ đó tìm ra những điểm chung bao trùm mọi quan hệ tài chính.

2.1. Biểu hiện bên ngồi của tài chính

Trên bề mặt của hiện tượng xã hội, tài chính được cảm nhận như những nguồn lực tài chính, những quỹ tiền tệ khác nhau, đại diện cho những sức mua nhất định của các chủ thể trong xã hội. Hơn thế nữa, nói đến tài chính người ta khơng chỉ thấy tiền tệ ở trong trạng thái tĩnh, mà thấy những lượng tiền tệ nhất định đang vận động để tạo nên những thế năng về sức mua hay chuyển thế năng đó thành hiện thực. Có thể thấy rất rõ những biểu hiện bề ngồi của tài chính trong các mối quan hệ sau.

- Quan hệ giữa Nhà nước với, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư. Biểu hiện cụ thể của mối quan hệ này là: dân cư, doanh nghiệp nộp thuế, phí và các loại lệ phí cho Nhà nước theo luật định.

- Quan hệ giữa các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và các tầng lớp dân cư. Biểu hiện cụ thể của những mối quan hệ này là:

+ Các quan hệ thanh toán tiền mua bán tài sản, vật tư, hàng hóa, dịch vụ. Các hình thức huy động nguồn tài trợ vốn kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh: phát hành cổ phiếu, trái phiếu, liên doanh, tín dụng...

+ Quan hệ đóng lệ phí bảo hiểm và nhận tiền bồi thường bảo hiểm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thương mại...

+ Quan hệ trả lương, trả công giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp.

+ Quan hệ phân phối lợi nhuận và sử dụng các quỹ trong doanh nghiệp. .....

- Các quan hệ tài chính quốc tế: Đây là những quan hệ kinh tế giữa Chính phủ, các tổ chức kinh tế xã hội, dân cư của một nước này với Chính phủ, các tổ chức cá nhân của một nước khác, hoặc với các tổ chức quốc tế. Những biểu hiện cụ thể của các quan hệ tài chính quốc tế là:

+ Quan hệ viện trợ, vay nợ giữa các Chính phủ hoặc giữa Chính phủ của một nước với các tổ chức phi Chính phủ, với các tổ chức tài chính - tiền tệ - tín dụng quốc tế.

+ Các hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp giữa các tổ chức, cá nhân của các nước.

2.2. Nội dung kinh tế xã hội của tài chính

Qua việc xem xét, nghiên cứu các quan hệ tài chính nêu trên, có thể xác định nội dung kinh tế của phạm trù tài chính như sau: tài chính được đặc trưng bằng sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ với chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ trong quá trình tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ đại diện cho những sức mua nhất định ở các chủ thể kinh tế - xã hội. Nói cách khác, tài chính là tổng thể các

mối quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn lực tài chính thơng qua tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích luỹ hay tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội.

(1) Tài chính là những quan hệ kinh tế, nhưng khơng phải mọi quan hệ kinh tế trong xã hội đều thuộc phạm trù tài chính. Tài chính chỉ bao gồm những quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị.

(2) Tài chính là những quan hệ phân phối phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Đây là một đặc trưng quan trọng của tài chính. Việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ có những đặc điểm sau:

- Các quỹ tiền tệ bao giờ cũng thể hiện quan hệ sở hữu và mục đích sử dụng của nguồn tài chính. Nói cách khác quỹ tiền tệ là một lượng nhất định nguồn lực tài chính thuộc quyền sở hữu của một chủ thể nào đó và được giành cho một mục đích nhất định. Ví dụ: ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ của nhà nước để phục vụ việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, vốn điều lệ của doanh nghiệp để phục vụ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quỹ bảo hiểm xã hội để trợ cấp cho việc mất sức lao động tạm thời hay vĩnh viễn...

- Các quỹ tiền tệ trong quá trình hình thành và sử dụng đều thể hiện tính pháp lý và được thể chế hoá bằng các văn bản pháp quy của Nhà nước hay các chủ sở hữu chúng.

- Tất cả các quỹ tiền tệ đều vận động thường xuyên, tức là chúng luôn luôn được tạo lập (hoặc bổ sung) và được sử dụng. Một dạng khác của sự vận động đó và nhằm những mục đích cụ thể nào đó là các quỹ lớn được chia thành các quỹ nhỏ hơn, hoặc các quỹ nhỏ có thể được khuếch trương nhờ sự tập trung các quỹ nhỏ tương ứng. Ví dụ ngân sách nhà nước được chia thành quỹ chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư phát triển, quỹ chi tiêu thường xuyên đó lại được chia thành quỹ cấp phát cho quản lý hành chính, quốc phịng, an ninh, văn hố xã hội... Các quỹ tập trung của các tổng cơng ty, liên hiệp xí nghiệp... được tạo nên từ các quỹ tương ứng của các công ty, đơn vị trực thuộc.

(3) Tài chính là những quan hệ kinh tế chịu sự tác động trực tiếp của nhà nước, của pháp luật. Nhưng tài chính khơng phải là luật lệ tài chính. Luật tài chính là cơng cụ của nhà nước để điều tiết các quan hệ tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà nước. Điều này giải thích tại sao trong mỗi chế độ xã hội khác nhau thì chính sách tài chính và mục đích sử dụng tài chính cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Hệ cao đẳng nghề, nghề Kế Toán (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)