Chức năng của tài chính

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Hệ cao đẳng nghề, nghề Kế Toán (Trang 50 - 53)

Chương 4 : Những vấn đề cơ bản về tài chính

3. Chức năng của tài chính

Chức năng của tài chính là các thuộc tính khách quan vốn có, là khả năng bên trong biểu lộ tác dụng xã hội của tài chính.

Trong đời sống xã hội, tài chính vốn có hai chức năng là: chức năng phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị (gọi tắt là chức năng phân phối) và chức năng

giám đốc bằng đồng tiền đối với các quá trình phân phối (gọi tắt là chức năng giám đốc).

3.1. Chức năng phân phối

Chức năng phân phối của tài chính là một khả năng khách quan của phạm trù tài chính. Con người nhận thức và vận dụng khả năng khách quan đó để tổ chức việc phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Khi đó tài chính được sử dụng với tư cách một cơng cụ phân phối. Từ đó có thể cho rằng:

Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó, các nguồn tài lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau để sử dụng cho những mục đích khác nhau, đảm bảo những nhu cầu, những lợi ích khác nhau của đời sống xã hội.

Phân phối tài chính mang những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất: Phân phối của tài chính là sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị, nó khơng kèm theo với sự thay đổi hình thái giá trị. Nói khác đi, phân phối của tài chính là sự phân phối dưới hình thức giá trị nhưng không chứa đựng sự vận động ngược chiều của hai hình thái giá trị như trong mua bán hàng hoá. Đây là đặc điểm giúp phân biệt tài chính với một phạm trù phân phối khác là thương mại (cả vật phẩm tiêu dùng và tư liệu sản xuất).

Thứ hai: Phân phối của tài chính là sự phân phối ln ln gắn liền với sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. Đây là đặc điểm chủ yếu thể hiện nét đặc trưng của phân phối tài chính.

Thứ ba: Phân phối của tài chính là q trình phân phối diễn ra một cách thường xuyên, liên tục bao gồm cả phân phối lần đầu và phân phối lại. Trong đó phân phối lại có phạm vi rộng lớn và mang tính chất chủ yếu.

Phân phối lần đầu: là sự phân phối được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất cho những chủ thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra của cải vật chất hoặc thực hiện các dịch vụ trong các đơn vị sản xuất và dịch vụ.

Phân phối lại: là tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản, những quỹ tiền tệ được hình thành trong phân phối lần đầu ra phạm vi toàn xã hội hoặc theo những mục đích cụ thể hơn của các quỹ tiền tệ.

Sự cần thiết của phân phối lại bắt nguồn từ các đòi hỏi khách quan sau:

Thứ nhất: bảo đảm cho lĩnh vực khơng sản xuất có nguồn tài chính - vốn tiền tệ để tồn tại, duy trì hoạt động và phát triển.

Thứ hai: Tác động tích cực tới việc chun mơn hố và phân cơng lao động xã hội trong lĩnh vực sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển với tốc độ cao và bền vững.

Thứ ba: Góp phần thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thông qua biện pháp điều tiết bớt các thu nhập cao và nâng đỡ thêm các thu nhập thấp.

Trong tồn bộ q trình phân phối các nguồn tài chính đã tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ thì phần lớn các trường hợp nguồn tài chính vận động vào quỹ (tạo lập quỹ) là thuộc về phân phối lại, cịn mọi trường hợp nguồn tài chính vận động ra khỏi quỹ (sử dụng quỹ) đều là phân phối lại. Vì thế có thể nói rằng, tính chất phân phối lại là tính chất chủ yếu bao trùm trong tồn bộ q trình phân phối của tài chính.

Nếu như phân phối lần đầu được thực hiện trước hết và chủ yếu ở khâu cơ sở của hệ thống tài chính thì phân phối lại được thực hiện trong tất cả các khâu của hệ thống tài chính. Thơng qua q trình phân phối diễn ra ở mọi khâu, đối tượng và kết quả của phân phối sẽ được hình dung rõ ràng, cụ thể hơn.

3.2. Chức năng giám đốc

Chức năng giám đốc của tài chính cũng là một khả năng khách quan khác của phạm trù tài chính. Con người nhận thức và vận dụng khả năng khách quan này của tài chính để tổ chức cơng tác kiểm tra tài chính. Khi đó tài chính được sử dụng với tư cách là một cơng cụ kiểm tra. Đó là kiểm tra tài chính.

Giám đốc - kiểm tra tài chính là giám đốc kiểm tra đối với quá trình thực hiện chức năng phân phối của tài chính, đối với q trình phân phối các nguồn tài chính. Phân phối các nguồn tài chính là phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị, do đó giám đốc - kiểm tra tài chính là giám đốc - kiểm tra bằng đồng tiền.

Từ đó có thể cho rằng: Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó việc kiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập các quỹ tiền tệ hay sử dụng chúng theo các mục đích đã định.

Đối tượng của giám đốc tài chính: là q trình vận động của các nguồn tài chính, q trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.

Chủ thể của giám đốc tài chính cũng chính là các chủ thể phân phối. Bởi vì để cho các q trình phân phối đạt tới tối đa tính mục đích, tính hợp lý, tính hiệu quả, bản thân các chủ thể phân phối phải tiến hành kiểm tra xem xét các q trình phân phối đó.

Kết quả của giám đốc tài chính: là phát hiện ra những mặt được và chưa được của q trình phân phối, từ đó giúp tìm ra các biện pháp hiệu chỉnh các quá trình vận

động của các nguồn tài chính, q trình phân phối của cải xã hội theo các mục tiêu đã định nhằm đạt hiệu quả cao của việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.

Giám đốc tài chính có các đặc điểm sau đây:

- Giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền nhưng nó khơng đồng nhất với mọi loại giám đốc bằng đồng tiền khác trong xã hội.

- Giám đốc tài chính là loại giám đốc rất toàn diện, thường xuyên, liên tục và rộng rãi. Như đã biết, giám đốc tài chính là giám đốc đối với q trình vận động của các nguồn tài chính - vốn tiền tệ. Trong điều kiện kinh tế hàng hoá tiền tệ, vốn tiền tệ là điều kiện tiền đề cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Trong đời sống thực tiễn, cơng tác giám đốc - kiểm tra tài chính được tiến hành rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của tài chính, thơng qua tất cả các khâu của hệ thống tài chính.

Là những thuộc tính khách quan vốn có bên trong của phạm trù tài chính, chức năng phân phối và chức năng giám đốc của tài chính có mối liên hệ hữu cơ gắn bó với nhau. Chính sự hiện diện của chức năng phân phối đã đòi hỏi sự cần thiết của chức năng giám đốc để bảo đảm cho quá trình phân phối được đúng đắn, hợp lý hơn theo mục tiêu đã định. Trong thực tiễn công tác giám đốc kiểm tra tài chính có thể diễn ra đồng thời với cơng tác phân phối, với quá trình tổ chức sự vận động của các nguồn tài chính, q trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, cũng có thể diễn ra độc lập tương đối, không đi liền ngay với hoạt động phân phối, mà có thể đi trước hành động phân phối, hoặc có thể được thực hiện sau khi hành động phân phối đã kết thúc.

Các chức năng của tài chính là kết quả của sự khái quát lý luận từ nhận thức chủ quan của con người về các khả năng khách quan của phạm trù tài chính. Trong q trình khái qt lý luận đó, phần lớn các ý kiến đều thống nhất rằng, trên cách nhìn chung nhất, tổng hợp nhất có thể phân chia các chức năng của tài chính thành hai chức năng phân phối và giám đốc. Tuy nhiên theo cách tiếp cận khác nhau, trên các góc độ khác nhau của quản lý tài chính trong thực tiễn, đặc biệt là trên góc nhìn từ các lĩnh vực cụ thể của hoạt động tài chính và chủ thể quản lý tài chính, đã xuất hiện một số ý kiến khác nhau trong việc phân định các chức năng của tài chính.

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Hệ cao đẳng nghề, nghề Kế Toán (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)