Thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Hệ cao đẳng nghề, nghề Kế Toán (Trang 40 - 43)

Chương 3 : Thanh toán trong nền kinh tế thị trường

2. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt

2.1. Khái niệm

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt là cách thức thanh tốn trong đó khơng có sự xuất hiện của tiền mặt mà việc thanh tốn được thực hiện bằng cách trích chuyển trên các tài khoản của các chủ thể liên quan đến số tiền phải thanh tốn.

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt còn được định nghĩa là phương thức thanh tốn khơng trực tiếp dùng tiền mặt mà dựa vào các chứng từ hợp pháp như giấy nhờ thu, giấy ủy nhiệm chi, séc… để trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản của đợn vị này sang tài khoản của đợn vị khác ở ngân hàng. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt gắn với sự ra đời của đồng tiền ghi sổ.

2.2. Bản chất của thanh tốn khơng dùng tiền mặt

+ Trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa cả về thời gian lẫn khơng gian và thường khơng có sự ăn khớp nhau. Đây là đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất của hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

+ Trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt, vật trung gian trao đổi khơng xuất hiện như trong hình thức thanh tốn dùng tiền mặt theo kiểu H-T-H mà chỉ xuất hiện dưới dạng tiền kế toán hay tiền ghi sổ và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách kế toán. đây là đặc điểm riêng của thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

+ Trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt, ngân hàng vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh tốn. Chỉ có ngân hàng, người quản lý tài khoản tiền gửi của các khách hàng mới được quyền trích chuyển những tài khoản này theo các nguyên tắc chuyên môn đặc thù như là một nghiệp vụ riêng của mình. Với nghiệp vụ này, ngân hàng trở thành trung tâm thanh tốn đối với các khách hàng của mình.

Với những đặc điểm nêu trên, thanh tốn khơng dùng tiền mặt nếu được tổ chức và thực hiện tốt sẽ phát huy được tác dụng tích cực của nó. Trong tương lai, theo đà phát triển của xã hội và theo nhu cầu của thị trường, thanh tốn khơng dùng tiền mặt sẽ giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong việc lưu chuyển tiền tệ và trong thanh toán giá trị của nền kinh tế.

2.3. Các ngun tắc thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt phản ánh mối quan hệ kinh tế pháp lý trong giao nhận và thanh toán tiền hàng hố, dịch vụ nên trong q trình thực hiện thanh tốn các bên tham gia phải tuân thủ những quy định mang tính nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Các chủ thể tham gia thanh toán (kể cả pháp nhân và thể nhân) đều phải mở tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và được quyền lựa chọn tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để mở tài khoản.

Thứ hai: Số tiền thanh toán giữa người chi trả và người thụ hưởng phải dựa trên cơ sở lượng hàng hoá, dịch vụ đã giao giữa người mua và người bán.

Thứ ba: Người bán hay cung cấp dịch vụ là người được hưởng số tiền do người chi trả chuyển vào tài khoản của mình nên phải có trách nhiệm giao hàng hay cung cấp dịch vụ kịp thời và đúng với lượng giá trị mà người mua đã thanh toán; đồng thời phải kiểm soát kỹ càng các chứng từ phát sinh trong q trình thanh tốn.

Thứ tư: Là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thực hiện đúng vai trị trung gian thanh tốn:

2.4. Ý nghĩa của việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt

-Thanh tốn khơng dùng tiền mặt được sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp dân cư ở nhiều quốc gia là một tất yếu khách quan do tính hiệu quả và thiết thực của nó.

- Đối với khách hàng, thanh tốn khơng dùng tiền mặt là một phương thức thanh tốn đơn giản, an tồn, tiết kiệm, thuận lợi cho sự trao đổi. Khi có tài khoản giao dịch ở ngân hàng, khách hàng muốn rút tiền ra bất cứ lúc nào cũng được, chỉ cần viết một yêu cầu gửi ngân hàng.

- Đối với ngân hàng, thanh toán khơng dùng tiền mặt là một cơng cụ thanh tốn bù trừ giữa các ngân hàng không phải dùng đến giấy bạc, giúp cho việc thanh tốn thuận lợi và việc lưu thơng tiền tệ được nhanh hơn đồng thời dễ kiểm soát.

- Đối với nền kinh tế, thanh tốn khơng dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng đến việc tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thơng, từ đó giảm bớt những phí tổn to lớn của xã hội có liên quan đến việc phát hành và lưu thơng tiền. Trước hết đó là tiết kiệm chi phí in tiền, sau đó là những chi phí cho việc kiểm đếm, chuyên chở, bảo quản và huỷ bỏ tiền cũ, rách mà vấn đề bức xúc nhất hiện nay đó là việc chuyên chở và bảo quản tiền mặt. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở nước ta được tổ chức thành một hệ thống thống nhất. Trong hệ thống này ngân hàng là một trung tâm thanh toán, mọi hoạt động trao đổi hàng hoá dịch vụ đều được kết thúc bằng thanh toán cho nên quan hệ thanh toán liên quan tới tất cả mọi hoạt động trong xã hội, trong tồn bộ nền kinh tế. Do đó việc tổ chức tốt cơng tác thanh tốn nói chung và thanh tốn khơng dùng tiền mặt nói riêng có một ý nghĩa và vai trò lớn trong nền kinh tế.

- Thanh tốn khơng dùng tiền mặt tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm soát lạm phát. Thông qua việc khống chế tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tái chiết khấu... NHTW gián tiếp điều hoà khối lượng tiền tệ cung ứng góp phần bảo đảm cho nền kinh tế ở một mức độ ổn định. Căn cứ vào việc thanh toán luân chuyển tiền tệ mà hoạch định các chính sách cần thiết. Với ý nghĩa to lớn đó, ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển người dân sử dụng thanh tốn khơng dùng tiền mặt như là một thói quen văn hố khơng thể thiếu được.

- Khi ngân hàng tăng được tỷ trọng thanh tốn khơng dùng tiền mặt cũng là lúc ngân hàng thu hút được nhiều hơn nguồn vốn trong xã hội vào ngân hàng. Trên cơ sở nguồn vốn tăng thêm đó ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng cho vay tăng vốn cho nền kinh tế. Như vậy thanh tốn khơng dùng tiền mặt vừa góp phần tăng nhanh vịng quay vốn cho xã hội vừa góp phần tăng cường nhu cầu vốn cho xã hội. Nói tóm lại nó đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội tiết giảm chi phí lưu thơng tạo điều kiện cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Hệ cao đẳng nghề, nghề Kế Toán (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)