Những vấn đề chung về thị trường tài chính

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Hệ cao đẳng nghề, nghề Kế Toán (Trang 86)

Chương 6 : Thị trường tài chính

1. Những vấn đề chung về thị trường tài chính

1.1. Khái niệm thị trường tài chính

Thị trường tài chính là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thơng qua những phương thức giao dịch và cơng cụ tài chính nhất định

1.2. Điều kiện hình thành thị trường tài chính

Sự hình thành thị trường tài chính gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Nếu trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ nói chung vốn đã là tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh thì trong nền kinh tế thị trường, giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá tiền tệ - vốn càng trở nên quan trọng. Sự phát triển năng động với tốc độ cao của kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhu cầu thường xuyên và to lớn về nguồn tài chính để đầu tư tạo lập vốn kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Nói cách khác, sự phát triển của kinh tế thị trường đã làm xuất hiện những chủ thể cần nguồn tài chính.

Chủ thể cần nguồn tài chính trước tiên là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần một lượng vốn nhất định. Các quy luật của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cải tiến trang thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ.

Chủ thể cần nguồn tài chính tiếp theo là Nhà nước. Để thực hiện chức năng nhiệm vụ tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội nhà nước cần một lượng của cải vật chất nhất định. Phần của cải thuộc sở hữu của Nhà nước mà Nhà nước có được, thơng qua phân phối các nguồn tài chính quốc gia dựa vào quyền lực kinh tế chính trị của mình khơng đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng của Nhà nước dẫn tới bội chi ngân sách.

Khơng chỉ có nhà nước và các doanh nghiệp là chủ thể cần nguồn tài chính mà các hộ gia đình nhiều khi cũng cần tiền để mua sắm tài sản có giá trị lớn hoặc chi trả khi ốm đau hay con cái đi học... Những khoản chi lớn bất thường này vượt quá số tiền có trong tay khiến cho các hộ gia đình cũng trở thành chủ thể cần sử dụng nguồn tài chính của các chủ thể khác.

Với năng suất lao động không ngừng được nâng lên, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, của cải làm ra ngày càng nhiều, kinh tế thị trường không chỉ làm nảy sinh nhu cầu to lớn về nguồn tài chính mà cịn làm xuất hiện những chủ thể có khả

Những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tài chính trước tiên lại là các doanh nghiệp. Bởi vì trong nền kinh tế cùng tồn tại vô số cá doanh nghiệp khác nhau. Trong khi một số doanh nghiệp cần mở rộng quy mô kinh doanh hoặc đổi mới trang thiết bị trở thành chủ thể cần nguồn tài chính, thì cũng có một số doanh nghiệp khác có nguồn tài chính chưa dùng đến, ngắn hạn hoặc dài hạn, như doanh thu tiêu thụ chưa có nhu cầu sử dụng, số tiền quỹ khấu hao cơ bản chưa dùng, lợi nhuận dùng để tái đầu tư chưa dùng đến...

Các hộ gia đình, các tầng lớp dân cư cũng là các chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tài chính bằng những khoản tiền dành dụm của mỗi gia đình, của mỗi cá nhân dân cư hoặc bằng của cải thừa kế, thu nhập dư thừa không đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh.

Như vậy với sự phát triển của xã hội, sự phát triển của kinh tế thị trường đã làm xuất hiện những chủ thể cần nguồn tài chính và chủ thể cung ứng nguồn tài chính. Các chủ thể này gặp nhau bằng nhiều cách khác nhau:

Cách thức đơn giản và sơ khai nhất là dựa trên sự quen biết tín nhiệm nhau để vay và cho vay.

Cách thức thứ hai là thông qua ngân hàng để thực hiện cung ứng nguồn tài chính và huy động nguồn tài chính. Ngân hàng đóng vai trị trung gian giữa người cần nguồn tài chính và người có khả năng cung ứng nguồn tài chính.

Về phía người cần nguồn tài chính cũng khơng phải ln ln dễ dàng vay vốn của ngân hàng, nhất là khi thực hiện các phương án đầu tư có sự rủi ro và mạo hiểm cao.

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường thúc đẩy chế độ tín dụng phát triển làm nảy sinh nhiều hình thức huy động nguồn tài chính với các cơng cụ là các giấy ghi nợ dưới các dạng khác nhau: các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, thương phiếu, nhà nước phát hành công trái, trái phiếu cơng trình... Đặc biệt là sự xuất hiện của cơng ty cổ phần với phương tiện huy động nguồn tài chính, tạo lập, bổ sung vốn kinh doanh là các cổ phiếu.

Các giấy ghi nợ và cổ phiếu được gọi là các chứng khoán. Khi các chứng khoán ra đời đã làm nảy sinh nhu cầu mua bán lại các chứng khoán, do một số người đã mua chứng khoán muốn thu lại nguồn tài chính của mình hoặc muốn thay đổi chủ thể sử dụng nguồn tài chính của mình, họ muốn bán số chứng khốn có trong tay cho một số người muốn mua lại số chứng khốn đó.

Kinh tế càng phát triển, quan hệ cung cầu nguồn tài chính càng phát triển, các hoạt động về phát hành và mua bán lại các chứng khoán cũng phát triển, hình thành một thị trường riêng nhằm làm cung cầu nguồn tài chính gặp nhau dễ dàng và thuận

lợi hơn đó là thị trường chứng khốn - một bộ phận chủ yếu và rất quan trọng của thị trường tài chính và là sự hiện diện đầy đủ của thị trường tài chính trong một nền kinh tế.

1.3. Phân loại thị trường tài chính.

Thị trường tài chính rất đan dạng và phong phú về cơng cụ, về thời gian cung ứng sử dụng nguồn tài chính, về cơ chế hoạt động. Để xem xét những đặc điểm cốt lõi của thị trường tài chính, chúng ta nghiên cứu một vài cách phân loại thị trường tài chính theo các góc độ khác nhau.

1.3.1. Căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động được

Dựa vào thời gian sử dụng nguồn tài chính, thị trường tài chính được phân chia thành thị trường tiền tệ (thị trường tài chính ngắn hạn) và thị trường vốn (thị trường tài chính dài hạn)

Thị trường tiền tệ được chun mơn hố trong việc chuyển giao quyền sử dụng các nguồn tài chính ngắn hạn. Trên thị trường này chỉ có các cơng cụ nợ ngắn hạn (thường kỳ hạn đến 1 năm) được mua bán. Chủ thể huy động nguồn tài chính chỉ có quyền sử dụng nguồn tài chính huy động được trong thời gian ngắn (tới một năm)

Thị trường vốn được chun mơn hố đối với các nguồn tài chính được trao quyền sử dụng dài hạn (lớn hơn một năm). Trên thị trường này có các cơng cụ vay nợ dài hạn và cổ phiếu được mua bán. Người huy động nguồn tài chính dài hạn được quyền sử dụng nguồn tài chính huy động được trong thời gian dài.

Giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ có mối quan hệ khăng khít với nhau. Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tiền tệ sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vốn. Các tổ chức tài chính trung gian trên thị trường tiền tệ có thể sử dụng kỹ thuật để chuyển đổi các nguồn tài chính có thời hạn sử dụng ngắn thành các nguồn tài chính có thời hạn sử dụng dài cung cấp cho thị trường vốn. Sự phát triển của thị trường vốn sẽ kích thích thị trường tiền tệ phát triển.

1.3.2. Theo phương thức huy động nguồn tài chính

Thị trường tài chính được chia thành thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần. Ở thị trường nợ, các chủ thể huy động nguồn tài chính thơng qua phương thức chung nhất là đưa ra một cơng cụ vay nợ. Ví dụ: một trái khoản hay một món vay thế chấp. Chúng là sự thoả thuận có tính chất hợp đồng, trong đó người vay phải thanh tốn cho người giữ cơng cụ một khoản tiền cố định trong những khoảng thời gian đều đặn cho tới thời điểm quy định trước là đợt thanh toán cuối cùng được thực hiện. Lúc này người vay phải hồn trả ln cả vốn và phần lãi tiền vay cịn lại cho người nắm giữ cơng cụ. Như vậy trên thị trường nợ, chủ thể huy động nguồn tài chính chỉ có thể

Ở thị trường vốn cổ phần, các chủ thể huy động nguồn tài chính thơng qua phương thức phát hành cổ phiếu. Khi bán được cổ phiếu, các cơng ty cổ phần có được nguồn tài chính để hình thành, tăng thêm nguồn vốn tự có của mình. Các cơng ty này có quyền sử dụng nguồn tài chính đó trong suốt thời gian tồn tại và hoạt động của công ty. Các cổ đông (những người sở hữu cổ phiếu) sẽ là đồng sở hữu công ty cổ phần.

1.3.3. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn tài chính

Dựa vào tiêu thức này thị trường tài chính được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

Thị trường sơ cấp là thị trường tài chính trong đó việc phát hành mới một chứng khoán được người huy động nguồn tài chính bán cho người đầu tiên mua nó. Sự hoạt động của thị trường sơ cấp huy động nguồn tài chính trong xã hội chuyển thành vốn đầu tư cho nền kinh tế. Thông qua thị trường này, nguồn tài chính vận động từ người đầu tư sang chủ thể phát hành chứng khoán.

Thị trường thứ cấp là thị trường thị trường tài chính trong đó thực hiện giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Trên thị trường này diễn ra việc mua bán chứng khốn giữa các nhà đầu tư. Nguồn tài chính thu được từ việc bán chứng khốn khơng vận động đến chủ thể phát hành mà thuộc về nhà đầu tư đã bán lại chứng khoán cho nhà đầu tư khác. Thị trường thứ cấp làm thay đổi chủ sở hữu chứng khốn. Thị trường tài chính thứ cấp làm thay đổi chủ thể cung ứng nguồn tài chính khơng chỉ qua hoạt động mua bán lại các chứng khoán giữa các nhà đầu tư mà còn thể hiện qua hoạt động mua bán nợ giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường thứ cấp các tài sản có của hệ thống tổ chức tín dụng. Một tổ chức tín dụng đã cho một chủ thế trong nền kinh tế vay một khoản vay dài hạn nhưng chưa đến kỳ hạn thanh toán mà tổ chức tín dụng lại rất cần nguồn tài chính, tổ chức tín dụng đó có thể bán khoản đã cho vay đó cho tổ chức tín dụng khác.

1.3.4. Theo tính chất pháp lý.

Căn cứ vào tính chất pháp lý, thị trường tài chính được chia thành hai bộ phận: thị trường tài chính chính thức và thị trường tài chính khơng chính thức.

Thị trường tài chính chính thức là bộ phận thị trường tài chính tại đó các hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính được thực hiện theo những nguyên tắc, thể chế nhất định, được nhà nước quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Các chủ thể tham gia thị trường này với quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của họ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Thị trường tài chính khơng chính thức là thị trường tài chính ở đó các hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính được thực hiện theo sự thoả thuận

giữa người cung cấp nguồn tài chính và người cần nguồn tài chính khơng theo nguyên tắc thể chế do Nhà nước quy định.

1.4. Chức năng, vai trị của thị trường tài chính

1.4.1. Chức năng của thị trường tài chính.

- Chức năng dẫn nguồn tài chính từ những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tài chính đến những chủ thể cần nguồn tài chính.

Thị trường tài chính là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu nguồn tài chính, là nơi thu hút mạnh mẽ mọi nguồn tài chính nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi, chuyển giao những nguồn này cho các nhu cầu đầu tư phát triển nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, hoặc thoả mãn nhu cầu khác nhau của chủ thể cần nguồn tài chính. Thị trường tài chính được xem như cầu nối giữa tích luỹ và đầu tư, giữa người cung nguồn tài chính và người cần nguồn tài chính. Nó giúp họ gặp nhau, cung ứng nguồn tài chính cho nhau dưới hình thức mua bán các chứng khốn.

- Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán.

Thị trường tài chính là nơi các chứng khoán được mua bán, trao đổi. Bởi vậy nhờ thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền hoặc thành các chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền) là một trong những yếu tố quyết định tính hấp dẫn của chứng khốn đối với các nhà đầu tư. Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán đảm bảo cho thị trường tài chính hoạt động năng động có hiệu quả.

- Chức năng cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị doanh nghiệp

Bằng những phương tiện kỹ thuật và thông tin hiện đại, thị trường tài chính là nơi cung cấp kịp thời, chính xác những nguồn thơng tin cần thiết có liên quan đến việc mua bán các chứng khốn cho mọi thành viên của thị trường (thơng tin về tình hình cung cầu từng loại chứng khốn trong những thời điểm nhất định, thơng tin về sự phát triển kinh tế, thơng tin về những chính sách tài chính tiền tệ, thơng tin kinh tế thế giới).

Do giá cả của các chứng khoán chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó có nhân tố nội tại của chủ thể phát hành, tức là tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mặt khác giá trị của doanh nghiệp có cổ phiếu trên thị trường tài chính phụ thuộc vào tổng giá trị thực tế của các cổ phiếu đang lưu hành. Vì vậy thơng qua giá cổ phiếu của một doanh nghiệp người ta có thể đán h giá được giá trị của doanh nghiệp đó.

1.4.2. Vai trị của thị trường tài chính

- Vai trò trong việc thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngồi nước góp phần quan trọng tài trợ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.

Để phát triển kinh tế - xã hội cần huy động tối đa các nguồn tài chính cung cấp cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, trong khi đó nền kinh tế luôn luôn tồn tại các nguồn tài chính nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi với thời hạn ngắn, dài và quy mô khác nhau. Sự hoạt động của thị trường tài chính với các cơng cụ là các loại chứng khốn, đa dạng về hình thức, phong phú về mệnh giá và thời hạn sử dụng kết hợp với cơ chế linh hoạt: mua bán chứng khốn thuận lợi, nhanh chóng, do đó thị trường tài chính đã thu hút chuyển giao các nguồn tài chính nhàn rỗi, bé nhỏ, phân tán trong xã hội thành nguồn tài chính to lớn, tài trợ kịp thời cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Thị trường tài chính là kênh huy động vốn đầu tư rất lớn. Nó khơng chỉ thu huts huy động nguồn tài chính trong nước mà cịn thu hút huy động nguồn tài chính nước ngồi. Việc hình thành thị trường tài chính tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngồi có các nguồn tài chính với quy mơ khác nhau có thể bỏ vào đầu tư mua các chứng khốn trên thị trường tài chính một cách dễ dàng, nhờ đó nguồn tài chính với các quy mô khác nhau được vận động từ nước ngoài vào trong nước mà không cần phải qua các thủ tục phức tạp và khơng cần số vốn lớn như các hình thức đầu tư trực tiếp.

- Vai trò thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính. Việc huy động và sử dụng nguồn tài chính trên thị trường tài chính diễn ra trên cơ sở quan hệ cung cầu. Khi sử dụng bất kỳ nguồn tài chính nào, chủ thể sử dụng nguồn tài chính cũng phải trả

Một phần của tài liệu Giáo trình LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Hệ cao đẳng nghề, nghề Kế Toán (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)