Chương 5 : Ngân sách Nhà nước
1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước
NSNN là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. NSNN bao gồm những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tài chính của quốc gia. Có thể kể ra các quan hệ đó là:
- Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với dân cư
- Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là với doanh nghiệp Nhà nước.
- Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các tổ chức xã hội
- Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các Nhà nước khác và với các tổ chức quốc tế.
- Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với tư cách là bên tham gia hình thành quỹ cơng như quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ đầu tư...
Các quan hệ tài chính thuộc NSNN có đặc điểm sau đây:
+ Việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn với quyền lực của Nhà nước và việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định.
+ NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước, ln chứa đựng lợi ích chung, lợi ích cơng cộng. Hoạt động thu - chi NSNN là sự thể hiện các mặt hoạt động kinh tế xã hội của Nhà nước; là việc xử lý các quan hệ lợi ích trong xã hội khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia, lợi ích của nhà nước (lợi ích chung của quốc gia) thể hiện cả trong phân phối thu nhập của các doanh nghiệp, của dân cư, phân phối GDP, GNP và cả trong phân bổ các nguồn lực tài chính cho các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của quốc gia.
+ NSNN cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét riêng biệt của NSNN với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước là nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ, nó có tác dụng riêng và chỉ sau đó NSNN mới được chi dùng cho những mục đích nhất định đã định trước.
+ Hoạt động thu, chi NSNN được thực hiện theo nguyên tắc khơng hồn trả trực tiếp là chủ yếu.
Nghiên cứu những đặc điểm của NSNN khơng những cho phép tìm được xphương thức và phương pháp quản lý NSNN hiệu quả hơn, mà còn giúp ta nhận thức và phát huy tốt hơn các chức năng, vai trò của NSNN.