Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 39 - 41)

án thì cả Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn đều "bỏ sót". Vậy, khi có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng, Tòa án sẽ giải quyết ra sao; dựa trên cơ sở nào để xác định những tài sản chung cần chia khi vợ chồng không thỏa thuận được những tài sản đem chia và chia những tài sản đó như thế nào? Luật viết hiện hành không có câu trả lời cho các câu hỏi trên.

1.2.1.3. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân trong thời kỳ hôn nhân

Hậu quả về mặt nhân thân

Mục tiêu của chế định chia tài sản chung vợ chồng không nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa vợ và chồng mà chỉ là giải pháp tháo gỡ khó khăn về tài chính cho vợ, chồng, tạo điều kiện cho vợ, chồng đầu tư, kinh doanh riêng hoặc nhằm bảo vệ lợi ích chung của gia đình. Vì vậy, sau khi chia tài sản chung, về mặt pháp lý, quan hệ nhân thân của vợ chồng không có gì thay đổi. Vợ, chồng vẫn có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ về nhân thân đối với nhau và đối với con cái, gia đình như nghĩa vụ chung thủy, thương yêu, chăm sóc nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm…

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ tạo ra những xáo trộn nhất định về tài sản của vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng sẽ giảm sút, thậm chí tạm thời không còn ngay sau khi chia (khi chưa được bổ sung). Trong khi đó, khối tài sản riêng của vợ, chồng sẽ tăng lên tương ứng với số tài sản chung bị giảm đi. Tài sản chung của vợ chồng đã chia trở thành tài sản riêng của vợ, chồng. Trường hợp vợ chồng chỉ chia một phần tài sản chung thì phần tài sản chung còn lại và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng, chịu sự điều chỉnh bởi chế độ pháp lý dành cho hình thức sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Tuy nhiên,"thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác" [4, Khoản 2 Điều 8]. Như vậy, thu

nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh… trước đây là nguồn đóng góp chủ yếu vào khối tài sản chung của vợ chồng thì sau khi chia tài sản chung, nó không còn là nguồn bổ sung cho khối tài sản này nữa, mọi thu nhập của vợ, chồng đều trở thành tài sản riêng của vợ, chồng. Trong khi đó, quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại, vợ chồng vẫn có đầy đủ quyền, nghĩa vụ với nhau và với con cái. Do đó, các nhu cầu thiết yếu của gia đình vẫn cần có nguồn tài sản đảm bảo. Trên lý thuyết, nguồn đảm bảo này có thể từ khối tài sản chung còn lại chưa chia và những tài sản tiếp tục được bổ sung vào tài sản chung bằng các nguồn khác nhau hoặc là từ tài sản riêng của vợ, chồng thông qua trách nhiệm đóng góp của mỗi bên. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật hiện hành thì cả hai phương án trên đều không khả thi vì pháp luật đã quy định nguồn bổ sung chính vào khối tài sản chung của vợ chồng là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh…của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng. Đồng thời nhà làm luật lại không quy định trách nhiệm đóng góp của vợ chồng vào việc đảm bảo đời sống chung của gia đình.

Vấn đề khôi phục chế độ tài sản chung không được Luật HN&GĐ năm 2000 dự liệu nhưng Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định khá cụ thể về hình thức, thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung.

Theo đó, "trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung và sau đó muốn khôi phục chế độ tài sản chung, thì vợ chồng phải thỏa thuận bằng văn bản có ghi rõ các nội dung sau đây…" [4, Khoản 1 Điều 9]. Thời điểm có hiệu lực

của việc khôi phục chế độ tài sản chung được xác định theo nhiều trường hợp khác nhau. Trường hợp văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung không xác định rõ thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng, năm lập văn bản; trường hợp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trước đó đã được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng thì văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung cũng phải được công chứng và thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung là ngày được xác định trong văn bản hoặc ngày văn bản thỏa thuận được công chứng nếu ngày có hiệu lực của thỏa thuận không xác định trong văn bản; trường hợp văn bản chia được công chứng theo quy định của pháp luật thì văn bản thỏa thuận chia cũng phải được chứng thực và có hiệu lực kể từ ngày được công chứng (Điều 10 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)