Thực tiễn áp dụng các quy định về xác định tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 90 - 91)

CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI VỢ HOẶC CHỒNG CHẾT

Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ hoặc chồng chết diễn ra không nhiều trong thực tế vì thông thường, người chồng, vợ còn sống thường tiếp tục quản lý, sử dụng tài sản chung phục vụ cho cuộc sống gia đình. Các tranh chấp về thừa kế thường phát sinh sau khi cả hai vợ chồng đã chết. Tuy nhiên, pháp luật đã dự liệu và thực tế cũng ghi nhận một số trường hợp khi vợ hoặc chồng chết, những người thừa kế (thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc riêng của người vợ, chồng đã chết) của người chết yêu cầu chia thừa kế ngay sau khi người đó chết. Để đảm bảo quyền thừa kế hợp pháp của những người thừa kế, trừ trường hợp việc chia di sản thừa kế "ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ, chồng còn sống hoặc gia

đình", chia di sản thừa kế vẫn được tiến hành. Trong trường hợp đó, tài sản

chung của vợ chồng phải được chia trước để có thể xác định được di sản thừa kế của người chết.

2.3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về xác định tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết

Xác định tài sản tài sản chung của vợ chồng luôn khó khăn và phức tạp ngay cả trong trường hợp cả hai bên đều còn sống nhưng không tự thống nhất được với nhau những tài sản nào là tài sản chung. Khi một bên vợ, chồng đã chết, sự đồng thuận trong trường hợp này hầu như không có (trừ trường hợp cái chết được biết trước và hai vợ chồng có sự thỏa thuận) nên việc xác định tài sản chung của vợ chồng trong thực tế càng khó khăn hơn.

Khi xác định tài sản chung trong trường hợp này, có thể dẫn tới tranh chấp giữa những người thừa kế với người chồng hoặc vợ còn sống về những

tài sản nào được coi là tài sản chung của vợ chồng, đặc biệt là những tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu. Ví dụ như hai vợ chồng có một khoản tiền mặt lớn nhưng lại không đem gửi ngân hàng, hoặc cho vay mà cất ở nhà, nếu người chồng, vợ còn sống không thành thật thì Tòa án cũng như những người thừa kế rất khó biết được hoặc biết nhưng khó chứng minh sự tồn tại của khoản tiền đó. Trường hợp vợ chồng nhập tài sản riêng vào tài sản chung hoặc thỏa thuận là tài sản chung mà không lập thành văn bản cũng rất khó chứng minh được được tài sản đó là tài sản chung. Khi ly hôn, cả hai vợ chồng còn sống, việc chứng minh đã không hề đơn giản, thì khi một trong hai người "trong cuộc" đã chết, việc chứng minh còn khó hơn gấp nhiều lần. Nếu các bên không cùng lợi ích sẽ xảy ra tình trạng chứng minh ngược chiều nhau và tranh chấp càng thêm phức tạp. Ví dụ những người thừa kế thì cố gắng chứng minh tài sản đang tranh chấp là tài sản riêng của người chết, người đó chưa nhập hay thỏa thuận là tài sản chung, còn với người còn sống lại phải chứng minh có tồn tại một thỏa thuận tài sản chung hoặc người chồng, vợ đã mất của mình đã nhập tài sản đó vào tài sản chung của vợ chồng….Những tranh chấp như vậy rất dễ xảy ra và việc xác định tài sản chung để tiến hành phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thực tiễn giải quyết của Tòa án là hết sức khó khăn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)