sản chung theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Mặc dù điều khoản trên đã được hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP: "việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản có giá trị lớn thuộc quyền sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng" [4], nhưng rõ ràng, quy định như vậy thì hướng dẫn sẽ
lại cần thêm hướng dẫn khác để hiểu giá trị của tài sản đến bao nhiêu thì được coi là tài sản có giá trị lớn. Tài sản có giá trị lớn được đánh giá chỉ căn cứ vào trị giá thực tế của tài sản hay phải cân nhắc trên cơ sở tương quan giá trị tài sản với toàn bộ tài sản chung của vợ chồng…? Vì vậy, theo chúng tôi, nên
hữu, quyền sử dụng, thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2000 phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng. Việc xác định tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sẽ căn cứ vào từng loại tài sản và các luật điều chỉnh tương ứng. Như thế, căn cứ xác định trường hợp nhập tài sản riêng vào tài sản chung phải lập thành văn bản đã chuyển từ tiêu chí khó xác định là "có giá trị lớn" sang tiêu chí "minh bạch" hơn đó là "phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng", góp phần hạn chế các tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.
Quy định này cũng cần được áp dụng đối với thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 để tránh những tranh chấp phát sinh về thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng mà không có căn cứ xác định. Vì vậy, có thể có một hướng dẫn chung như sau: việc thỏa
thuận tài sản chung theo quy định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 và việc nhập tài sản riêng của một bên vợ, chồng vào tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng nếu theo quy định của pháp luật tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.