Thực tiễn áp dụng các quy định về nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 56 - 58)

chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Trong trường hợp vợ hoặc chồng có nhu cầu chia tài sản chung nhưng không nhận được sự nhất trí của người còn lại hoặc vợ chồng đồng thuận chia nhưng lại không thỏa thuận được về phạm vi tài sản chia và phần tài sản mối

người được nhận, họ cần đến Tòa án để giải quyết bất đồng dựa trên những căn cứ pháp lý cụ thể. Tuy nhiên, tại Tòa án, cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa trên căn cứ pháp lý nào để chia? Về mặt lý thuyết, Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định nguyên tắc chia khi tài sản chung của vợ chồng được chia tại Tòa án. Có thể chính vì lý do đó, cùng với việc pháp luật quy định thủ tục chia đơn giản, phương thức chia dễ dàng bên cạnh đó là thói quen "kín đáo" và tâm lý ngại "gõ cửa quan" của người Việt Nam mà việc chia tài sản chung của vợ chồng rất ít gặp trong thực tiễn xét xử của Tòa án. Vì ít được cọ xát khi giải quyết các vụ việc thực tế, phần lớn các Tòa đều thiếu kinh nghiệm trong việc giải quyết loại yêu cầu này. Sự thiếu vắng các quy định pháp luật cụ thể cộng với việc thiếu kinh nghiệm thực tế sẽ là khó khăn lớn cho Tòa án khi nhận được yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng.

Trong thực tiễn, khi có vụ việc, một số Tòa án đã vận dụng linh hoạt một số nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn để giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Nghĩa là, về nguyên tắc, tài sản chung được chia đôi, có xem xét hoàn cảnh, công sức đóng góp của mỗi bên trong việc tạo lập, duy trì khối tài sản chung…đồng thời phân chia cả tài sản nợ nếu vợ, chồng có yêu cầu (Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000). Ví dụ, vụ án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân giữa ông Lương Quang Nhĩ và bà Phạm thị Xuyên (trong ví dụ tại mục 2.1.1 nêu trên), bà Xuyên yêu cầu chia tài sản chung là 152,5 m2 đất ở tại số 10A - Ngõ 64 - đường Nguyễn An Ninh - thành phố Hải Dương. Theo bà Xuyên thì phần diện tích này trước đây là đất ao bà bỏ tiền ra thuê san lấp hết 10.000.000 đồng, để có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bà phải vay để nộp phí trước bạ là 25.340.000 đồng. Bà đề nghị được xem xét công sức đóng góp của Bà trong việc tạo dựng tài sản để được chia nhiều hơn ông Nhĩ và ông Nhĩ phải trả Bà một nửa tiền thuế trước bạ là 12.670.000 đồng để Bà trả nợ.

Bản án sơ thẩm số 05/2008/HNGĐ-ST của TAND thành phố Hải Dương đã xử giao ông Nhĩ được sở hữu 67,5 m2 đất trị giá 202.500.000 đồng, bà Xuyên được sở hữu 85 m2 đất trị giá 255.000.000 đồng và xác nhận số nợ

25.340.000 đồng là nợ chung của vợ chồng. Ông Nhĩ trả bà Xuyên 12.670.000 đồng để bà Xuyên trả nợ.

Như vậy, TAND thành phố Hải Dương đã tiến hành phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn. Đây có thể coi là trường hợp áp dụng tương tự quy phạm pháp luật tức là "giải quyết vụ việc thực tế, cụ thể nào đó chưa có quy phạm

pháp luật điều chỉnh trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh trường hợp khác có nội dung gần giống như vậy (hai sự việc có nội dung gần giống hay tương tự nhau)" [56, tr. 200]. Việc áp dụng pháp luật tương tự như vậy được

chấp nhận trong điều kiện không có quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp. Tuy nhiên, do không được quy định cụ thể nên không phải Tòa án nào cũng áp dụng pháp luật tương tự như vậy. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng cùng một loại việc nhưng tại những Tòa án khác nhau lại có những nhận định khác nhau từ đó dẫn đến đường lối giải quyết khác nhau và hệ quả là quyền, lợi ích của vợ chồng sẽ bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)