Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 44 - 45)

Điều 633 BLDS năm 2005 và đảm bảo các quyền về thừa kế của cá nhân đã được pháp luật dân sự công nhận như quyền để lại thừa kế, quyền hưởng di sản thừa kế... (Điều 631 BLDS năm 2005). Mặt khác, nếu quy định tài sản chung của vợ chồng chỉ được chia khi người sau cùng chết thì khi vợ hoặc chồng chết, bên còn sống sẽ chỉ có quyền quản lý tài sản mà không có quyền định đoạt tài sản đó. Tài sản mà chồng hoặc vợ còn sống không có quyền định đoạt bao gồm tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng vì khi tài sản chung chưa chia nó vẫn thuộc sở hữu chung hợp nhất; chịu sự điều chỉnh của quy chế sử dụng tài sản chung hợp nhất và người còn sống chưa thể "bóc tách" được phần tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của mình trong khối tài sản đó. Như vậy, quy định chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết sẽ tạo điều kiện cho bên chồng, vợ còn sống có thể chủ động sử dụng, định đoạt phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của chủ sở hữu.

1.2.3.1. Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết chồng chết

Khi vợ hoặc chồng chết, trước tiên, tài sản chung sẽ do bên còn sống hoặc nguời khác được cử làm người quản lý di sản quản lý. Nhưng do trong khối tài sản chung đó có phần của người đã chết và phần này có thể được chia theo quy định của pháp luật thừa kế theo yêu cầu của người được thừa kế của người chết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp quyền yêu cầu chia di sản

thừa kế bị hạn chế để đảm bảo quyền lợi của chồng, vợ còn sống và gia đình. Đây là trường hợp tài sản chung của vợ chồng là nhà ở duy nhất, quyền sử dụng đất duy nhất, tư liệu sản xuất duy nhất… của hai vợ chồng hoặc gia đình, và nếu đem chia di sản "thì bên còn sống và gia đình không thể duy trì

cuộc sống bình thường do không có chỗ ở, mất tư liệu sản xuất duy nhất để tạo thu nhập" [4, Khoản 1 Điều 12]. Vì vậy, những người thừa kế sẽ chỉ có

quyền yêu cầu xác định phần quyền mà mình được hưởng trong khối di sản chung chứ chưa có quyền yêu cầu chia di sản. Thời hạn chưa cho chia di sản thừa kế là ba năm. Hết thời hạn kể trên hoặc chưa hết nhưng chồng, vợ còn sống kết hôn với người khác, Tòa án sẽ thụ lý yêu cầu chia di sản của những người thừa kế. Ngoài ra, tài sản chung của vợ chồng cũng có thể được chia theo yêu cầu của bên còn sống khi người này không thể hoặc không muốn duy trì khối tài sản chung của vợ chồng sau khi vợ hoặc chồng chết. Đây là trường hợp người chồng hoặc vợ còn sống chủ động đề nghị được chia tài chung để chấm dứt chế độ sở hữu chung của vợ chồng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)